Tăng tuổi nghỉ hưu sĩ quan Quân đội: Phù hợp với tính chất của ngành lao động đặc biệt, lao động 'xương máu'

30/11/2024 18:55

(Chinhphu.vn) - Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, việc tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ (tuổi nghỉ hưu) vừa bảo đảm chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ Quân đội, vừa bảo đảm cơ cấu đội ngũ, tránh dồn ứ cục bộ.

Tăng tuổi nghỉ hưu sĩ quan Quân đội: Phù hợp với tính chất của ngành lao động đặc biệt, lao động 'xương máu'- Ảnh 1.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi có hiệu lực từ 1/12/2024

Ngày 28/11, với 458/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 95,62% tổng số đại biểu, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 03 điều; so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý tăng 01 điều (bổ sung Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2023/QH15)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

Tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan (tuổi nghỉ hưu) là một trong những chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ Quân đội

Trao đổi trên Truyền hình Quốc hội, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Thời gian qua, việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm của cán bộ, chiến sĩ, cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là được các đại biểu Quốc hội đánh giá rất cao. 

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, việc tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ đã được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tính toán rất kỹ lưỡng, tạo được sự đồng thuận cao, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Quân đội là ngành lao động đặc biệt. 

Có thể nói việc quy định tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là một trong những chính sách thu hút nguồn nhân lực phục vụ Quân đội. 

Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đề nghị tăng hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của sĩ quan từ 01 đến 05 tuổi, tuổi của nam và nữ sĩ quan bằng nhau.

Cụ thể: Cấp úy 50 tuổi, Thiếu tá 52 tuổi, Trung tá 54 tuổi; Thượng tá 56 tuổi, Đại tá 58 tuổi, riêng cấp tướng giữ nguyên 60 tuổi (Luật hiện hành quy định sĩ quan cấp úy 46; Thiếu tá 48; Trung tá 51; Thượng tá 54; Đại tá nam 57, nữ 55 và cấp tướng nam 60, nữ 55).

Mục đích của tăng tuổi phục vụ tại ngũ là nhằm phát huy được năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ, bảo đảm cho đa số sỹ quan, nhất là cấp Trung tá trở xuống khi nghỉ hưu có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng mức lương hưu tối đa 75%. 

Như vậy, đây chính là một trong những chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ Quân đội.

Tăng tuổi nghỉ hưu sĩ quan Quân đội: Phù hợp với tính chất của ngành lao động đặc biệt, lao động 'xương máu'- Ảnh 3.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Quân đội là ngành lao động đặc biệt, lao động "xương máu". Việc tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ vừa bảo đảm chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ Quân đội, vừa bảo đảm cơ cấu đội ngũ, tránh dồn ứ cục bộ.

Quân đội là ngành lao động đặc biệt, lao động "xương máu"

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ: Quân đội là ngành lao động đặc biệt, lao động "xương máu".

Đội ngũ sĩ quan Quân đội phần lớn đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo phải thường xuyên, trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nếu tăng tuổi theo Bộ luật Lao động thì khó bảo đảm cho đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Việc tăng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ như dự thảo Luật vừa bảo đảm chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ Quân đội, vừa bảo đảm cơ cấu đội ngũ, tránh dồn ứ cục bộ, dễ dẫn đến nảy sinh tâm tư trong đội ngũ sĩ quan, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương chia sẻ: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm đối với nam và 30 năm đối với nữ sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa bằng 75%, theo nguyên tắc đóng - hưởng. 

Nếu không tăng hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm như dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, thì nam sĩ quan từ cấp Trung tá trở xuống, khi nghỉ hưu sẽ không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu tối đa bằng 75%.

Do đó, một bộ phận sĩ quan trẻ sẽ không yên tâm công tác, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống của gia đình. Và như vậy sẽ làm giảm sức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ Quân đội.

Những trường hợp được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ (tuổi nghỉ hưu)

Về những trường hợp theo Luật sẽ được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và thời gian kéo dài, Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, theo quy định của dự thảo Luật, sĩ quan được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ trong trường hợp quân đội có nhu cầu sử dụng. Sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài. 

Đối tượng được xem xét kéo dài bao gồm:

- Sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, dược sĩ chuyên khoa 2, tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành; nhà giáo nhân dân; thầy thuốc nhân dân; nghệ sỹ nhân dân đang làm việc đúng chuyên ngành ở các nhà trường, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, đoàn nghệ thuật.

- Sĩ quan là kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ đại học trở lên, sĩ quan đào tạo chuyên ngành hẹp, chuyên sâu, công phu, đặc thù, đang làm việc đúng chuyên ngành ở các nhà trường, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, đoàn nghệ thuật, nhà máy, doanh nghiệp quốc phòng; sĩ quan có trình độ đại học trở lên, đơn vị điệp báo chiến lược, đơn vị đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa có người thay.

- Phi công quân sự; sĩ quan đang làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc nhiệm vụ đặc biệt và một số sĩ quan khác theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Thời gian kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan không quá 05 năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

Hằng năm, các đơn vị theo thẩm quyền sẽ xem xét việc kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của sĩ quan, nếu không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định thì xét để sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi