Ghi nhận những đóng góp của các cá nhân đối với sự phát triển của Bộ Nội vụ cũng như các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
Trong những năm gần đây, việc xét tặng Kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ có một số bất cập, chưa được hợp lý, cụ thể:
- Một số quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ chưa được cụ thể và rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương.
- Thời điểm nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của ngành Văn thư, Lưu trữ và ngành Tôn giáo chưa hợp lý, cần điều chỉnh cho phù hợp với thời gian Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng và thời gian tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương.
- Xuất phát từ thực tế có nhiều đối tượng là những công dân có công lao, đóng góp đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực chưa được quy định trong Thông tư, do vậy cần bổ sung đối tượng công dân có đóng góp thiết thực cho các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
- Quy định về ưu tiên cho các đối tượng công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gây khó khăn, phức tạp cho quá trình thẩm định hồ sơ. Lý do: Do xác định vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn gặp rất nhiều khó khăn. Việc xác định này theo quy định danh mục của Thủ tướng Chính phủ; cá nhân được phân công công tác chỉ có một giai đoạn nhất định, sau đó, nếu khu vực nào đạt chuẩn nông thôn mới lại không còn nằm trong danh mục đó.
Bê cạnh đó, nhiều cá nhân hoạt động trên địa bàn cả tỉnh, thì khó xác định việc họ có được coi là phụ trách xã vùng xâu vùng xa biên giới hải đảo kinh tế khó khăn hay không. Mặt khác, cá nhân công tác tại vùng sâu, vùng xa… hiện đang được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù và Kỷ niệm chương là một hình thức khen thưởng chủ yếu về quá trình, thời gian cống hiến cho ngành.
- Chưa có quy định về kê khai lĩnh vực được giao thực hiện dẫn tới khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ.
Việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2019/TT-BNV là cần thiết, nhằm đảm bảo tính bao quát về đối tượng điều chỉnh, quy định thống nhất về việc xét tặng Kỷ niệm chương nhằm ghi nhận những đóng góp của các cá nhân đối với sự phát triển của Bộ Nội vụ cũng như các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Nội dung chủ yếu của Thông tư số 08/2022/TT-BNV
Thông tư số 08/2022/TT-BNV ngày 19/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ gồm 04 Điều được bố cục như sau:
- Điều 1 và Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi một số khoản, điều, phụ lục của Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15/11/2019, gồm sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 6, 7, 11, 12 và 03 phụ lục kèm theo. Các nội dung sửa đổi tập trung vào quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương; điều chỉnh hệ số quy đổi để tạo thuận lợi trong quá trình tính thời gian công tác trong ngành; điều chỉnh thời gian nộp hồ sơ hợp lý và bổ sung yêu cầu kê khai thêm một số thông tin của cá nhân để đảm bảo công tác thẩm định hồ sơ chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định.
- Điều 3 quy định về Hiệu lực thi hành
- Điều 4 quy định về Điều khoản thi hành.
Những nội dung quy định mới trong Thông tư 08/2022/TT-BNV
a) Những thay đổi liên quan tới đối tượng xét tặng
- Quy định cụ thể hơn đối tượng được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước” tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ:
Đối với khối thuộc Bộ: Toàn thể cán bộ, công chức, người lao động.
Đối với khối trực thuộc Bộ: Công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ.
+ Thu hẹp đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”: Xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước” đối với đối tượng công chức, người lao động công tác trong lĩnh vực tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố. Công chức, người lao động thuộc các lĩnh vực khác được xét tặng Kỷ niệm chương theo ngành, lĩnh vực.
- Bổ sung đối tượng cá nhân thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại đơn vị sự nghiệp công lập được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”.
- Bổ sung 02 đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương ở tất cả các ngành là: Công dân có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ; Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Thống nhất sử dụng cụm từ “Chuyên trách hoặc kiêm nhiệm” và quy định cụ thể các đối tượng thuộc các “cơ quan Đảng, Nhà nước” cho thống nhất với quy định của các ngành khác và phù hợp với thực tiễn đối tượng xét tặng.
- Đối với đối tượng ngoài ngành, lĩnh vực: Bổ sung thêm đối tượng Lãnh đạo các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo các Cục, Tổng cục thuộc bộ, ngành.
b) Những thay đổi liên quan tới điều kiện, tiêu chuẩn
- Thay đổi hệ số quy đổi từ 0,67 bằng 0.9: 01 năm hoạt động kiêm nhiệm được quy đổi bằng 09 tháng hoạt động chuyên trách.
- Bổ sung quy định: Thời gian giữ chức vụ được tính để xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn nếu cá nhân không phụ trách liên tục các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
- Bổ sung điều kiện, tiêu chuẩn đối với các đối tượng được bổ sung đã nêu tại điểm a, phần 5 nêu trên.
- Bổ sung quy định: Cá nhân có sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của ngành Nội vụ; cá nhân hiến tặng tài liệu cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; cá nhân có giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ”.
- Bãi bỏ khoản 2, Điều 10 về vấn đề ưu tiên cho các cá nhân công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới hải, đảo.
c) Những thay đổi liên quan tới quy trình, thủ tục hồ sơ đề nghị xét tặng
- Thông tư quy định thống nhất về cấp lập hồ sơ đề nghị khen thưởng các loại Kỷ niệm chương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
- Thay đổi thời gian nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của ngành Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo và ngành Văn thư, Lưu trữ.
- Quy định cụ thể số lượng hồ sơ gửi về Bộ Nội vụ: 01 bộ đối với ngành Tổ chức nhà nước và 02 bộ đối với các ngành còn lại.
Ngoài ra, theo quy định mới, hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Bộ Nội vụ, đồng thời gửi kèm hồ sơ điện tử (ở định dạnh “.doc” hoặc “.docx” đối với Tờ trình, danh sách; ở định dạng “.pdf” đối với báo cáo thành tích và các hồ sơ khác có liên quan; trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước).
d) Những thay đổi liên quan tới hướng dẫn kê khai thành tích, quá trình công tác
Tại phụ lục, Thông tư yêu cầu kê khai cụ thể một số thông tin về thời gian công tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ; yêu cầu kê khai những nhiệm vụ chủ yếu được phân công và kê khai cụ thể về công tác chuyên trách/ kiêm nhiệm để thuận tiện trong quá trình thẩm định hồ sơ.
*Toàn văn Thông tư 08/2022/TT-BNV
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 14/2019/TT-BNV NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ QUY ĐỊNH TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ NỘI VỤ
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm c, điểm d, khoản 1 Điều 6 như sau:
“a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ, Cơ quan chuyên trách Đảng ủy Bộ, Văn phòng Công đoàn Bộ, Văn phòng Đoàn Thanh niên Bộ, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm Thông tin.
Công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các đơn cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công chức, người lao động công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.”
“c) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”:
Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.
Công chức, người lao động công tác tại các ban, phòng Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ hoặc trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo tại các Phòng Nội vụ hoặc phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cán bộ, công chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Cá nhân tham gia các Tổ công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp được tính vào thời gian kiêm nhiệm làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.”
“d) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”:
Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Công chức, viên chức, người lao động công tác tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ hoặc Phòng tham mưu giúp Sở Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và tại các Trung tâm Lưu trữ lịch sử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức làm công tác tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cấp huyện.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo các cục, tổng cục thuộc bộ, ngành; lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.”
3. Bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 6 như sau:
“4. Công dân có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
5. Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Tiêu chuẩn và điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6:
a) Hoạt động chuyên trách từ đủ 15 năm trở lên hoặc hoạt động kiêm nhiệm từ đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Trường hợp được cử đi học tập hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thời gian đi học, thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp cá nhân không công tác liên tục thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn thời gian thực tế cá nhân công tác trong ngành Nội vụ.
b) Trường hợp cá nhân hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm không liên tục thì quy đổi theo thời điểm trình hồ sơ như sau: 01 năm hoạt động kiêm nhiệm được quy đổi bằng 09 tháng hoạt động chuyên trách.
c) Đối với các cá nhân có quá trình công tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, nếu thời gian công tác của mỗi ngành, lĩnh vực không đủ thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương về từng ngành, lĩnh vực thì tổng thời gian công tác trong các ngành, lĩnh vực của cá nhân đó được tính để xét tặng Kỷ niệm chương và được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực hiện đang công tác (hoặc trước khi nghỉ hưu).
2. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 6:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
b) Lãnh đạo bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 05 năm trở lên.
c) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ban, ngành và tương đương; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 10 năm trở lên phụ trách 01 trong 04 lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
d) Lãnh đạo hoặc thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương: Kiêm nhiệm từ đủ 05 năm trở lên; lãnh đạo hoặc thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh: Kiêm nhiệm từ đủ 10 năm trở lên.
đ) Thời gian giữ chức vụ được tính để xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn nếu cá nhân không phụ trách liên tục các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
3. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 6:
Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành hoặc lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
4. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6:
Cá nhân có sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của ngành Nội vụ; cá nhân hiến tặng tài liệu cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; cá nhân có giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.”
5. Sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 11 như sau:
“1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các nhân thuộc thẩm quyền quản lý, do cơ quan, đơn vị nơi cá nhân trực tiếp công tác trình, lập hồ sơ đối với các cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, báo cáo cơ quan quản lý xem xét và gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/6 hàng năm.”
“3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”:
a) Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng của các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Ban Tôn giáo Chính phủ; Sở Nội vụ hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các nhân thuộc thẩm quyền quản lý, do cơ quan, đơn vị nơi cá nhân trực tiếp công tác trình, lập hồ sơ đối với các cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, báo cáo cơ quan quản lý xem xét và gửi về Ban Tôn giáo Chính phủ trước ngày 30/4 hàng năm;
b) Ban Tôn giáo Chính phủ tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/5 hàng năm.”
“4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”:
a) Văn phòng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng các tổ chức chính trị - xã hội; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan tổ chức theo ngành dọc, kiểm tra, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, lập hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn báo cáo cơ quan quản lý xem xét và gửi về Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trước ngày 30/8 hàng năm.
b) Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổng hợp, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/10 hàng năm.”
6. Chuyển khoản 2 Điều 13 vào khoản 5 Điều 11 như sau:
“5. Văn phòng Bộ Nội vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị của các đơn vị, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị khen thưởng đầy đủ, đúng quy định của các đơn vị”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương gồm:
a) Tờ trình đề nghị của đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục I);
b) Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu tại Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV);
c) Bản khai thành tích và quá trình công tác đối với cá nhân trong ngành (theo mẫu tại Phụ lục V);
d) Những trường hợp thuộc diện ưu tiên xét tặng được quy định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư này kèm theo bản sao Quyết định khen thưởng hoặc Bằng công nhận.
2. Số lượng hồ sơ gửi về Bộ Nội vụ:
a) Đối với Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”: 01 bộ.
b) Đối với Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thi đua, Khen thưởng”, “Vì sự nghiệp Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo”, “Vì sự nghiệp Văn thư, Lưu trữ”: 02 bộ.
3. Hồ sơ đề nghị nghị khen thưởng gửi về Bộ Nội vụ, đồng thời gửi kèm hồ sơ điện tử (ở định dạng “.doc” hoặc “.docx” đối với Tờ trình, danh sách; ở định dạng “.pdf” đối với báo cáo thành tích và các hồ sơ khác có liên quan; trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước).”
Điều 2. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ của một số Điều và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
1. Bổ sung từ “(Phòng)” vào trước cụm từ “Thi đua - Khen thưởng thuộc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố” tại điểm b, khoản 1, Điều 6.
2. Bổ sung cụm từ “(Ban hoặc Phòng Thi đua - Khen thưởng)” vào trước cụm từ “các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” tại điểm a, khoản 2 Điều 11.
3. Bãi bỏ khoản 2 Điều 10 Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
4. Thay thế phụ lục số III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ bằng phụ lục số III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2022.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; các bộ, ngành, cơ quan trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BNV ngày 19/9 /2022 của Bộ Nội vụ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “………”
(Kèm theo Tờ trình số: … ngày… tháng … năm ….. của …)
(Đối với cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 6)
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ và nơi công tác (Hiện nay hoặc trước khi nghỉ hưu) | Thành tích đã đóng góp cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ1 | |
Nam | Nữ | ||||
1 |
|
|
|
| |
2 |
|
|
|
| |
… |
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên) | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu) |
___________________
1 Ghi rõ thời gian/nhiệm kỳ phụ trách lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ
- Tóm tắt đóng góp nổi bật đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ trong thời gian phụ trách
PHỤ LỤC IV
(Kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BNV ngày 19/ 9/2022 của Bộ Nội vụ)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “………”
(Kèm theo Tờ trình số: … ngày… tháng … năm ….. của …)
(Đối với cá nhân quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 6)
Số TT | Họ và tên, chức vụ, chức danh | Năm sinh | Quốc tịch | Thành tích đã đóng góp cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ | |
Nam | Nữ | ||||
1 |
|
|
|
| |
2 |
|
|
|
| |
… |
|
|
|
| |
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên) | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC V
(Kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BNV ngày 19/9/2022 của Bộ Nội vụ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa danh, ngày …… tháng ……. năm …….
BẢN KHAI THÀNH TÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “……”
(Đối với những cá nhân đã và đang công tác trong ngành….)
I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN
- Họ và tên: Nam, nữ:
- Ngày, tháng, năm sinh:
- Nơi ở hiện nay:
- Chức vụ và nơi công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu):
- Ngày nghỉ hưu (nếu có):
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC TRONG NGÀNH2…
Thời gian (Từ tháng…năm… đến tháng…năm…) | Chức vụ, đơn vị công tác | Nhiệm vụ được phân công/phụ trách | Số năm công tác trong ngành | Danh hiệu và hình thức khen thưởng được ưu tiên theo khoản 1 Điều 10 của Thông tư (nếu có) (Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định) | |
Chuyên trách | Kiêm nhiệm | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số năm công tác trong ngành (đã quy đổi): ….. năm (chuyên trách/kiêm nhiệm) |
Cam kết: Tôi chưa từng được nhận Kỷ niệm chương trong lĩnh vực đang đề nghị xét tặng
III. KỶ LUẬT (Nếu có):
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu) | NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên) |
_______________
2 Chỉ liệt kê thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ