Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn

28/04/2025 13:34

(Chinhphu.vn) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đề xuất 2 chính sách lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 1.

Toàn cảnh Phiên họp

Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa khi thực hiện thủ tục nhập/ trở lại quốc tịch Việt Nam

Phiên họp thứ 44, sáng 28/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khẳng định sự cần thiết ban hành Luật. Việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 45- CT/TW ngày 19/5/2015, Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác người Việt Nam ở nước ngoài và Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển số quốc gia); tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam. 

Qua đó, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, thúc đẩy chính sách hòa hợp dân tộc và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam: Đề xuất 2 chính sách lớn

Quan điểm xây dựng Luật là bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật về quốc tịch nói riêng. 

Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong quá trình xây dựng Luật; tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tăng cường quản lý nhà nước về quốc tịch. Đồng thời tiếp tục duy trì nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam. 

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định giải quyết những vướng mắc, bất cập lớn, cơ bản, mang tính phổ quát, thực sự là “điểm nghẽn” cần phải tháo gỡ trong thực tiễn.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, dự thảo Luật tập trung vào 02 chính sách lớn, cụ thể:

Chính sách 1: Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc nhập quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài... được nhập quốc tịch Việt Nam.

Chính sách 2: Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung gồm 3 Điều; sửa đổi, bổ sung nội dung của 19/44 điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, bãi bỏ 01 Điều. 

Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về nhập quốc tịch Việt Nam như sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 19 theo hướng đối với người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì không cần đáp ứng điều kiện “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. 

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam như sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 23 theo hướng “Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép” và giao Chính phủ quy định điều kiện cụ thể.

Cần thể chế rõ “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch” theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp (UBPLTP) Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, UBPLTP tán thành sự cần thiết ban hành Luật với những lý do nêu tại Tờ trình của Chính phủ; tán thành việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành Luật; Hồ sơ dự án Luật đầy đủ các tài liệu theo quy định, đủ điều kiện trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến.

Nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng được đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, tuy nhiên, chưa thể chế rõ “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch” theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị để thu hút, trọng dụng các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành là người Việt Nam ở nước ngoài.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho biết, nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013. 

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng, các quy định trong dự thảo Luật sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét, quyết định cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam, được hưởng các quyền của công dân Việt Nam. 

Vì vậy, để bảo đảm đúng tinh thần tại khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị quy định cụ thể trong dự thảo Luật mà không giao Chính phủ quy định điều kiện người nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam mà được giữ quốc tịch nước ngoài tại khoản 3 Điều 19, khoản 5 Điều 23 của dự thảo Luật. 

Có ý kiến tán thành giao Chính phủ quy định các nội dung này như dự thảo Luật để bảo đảm linh hoạt và có thể thay đổi khi có yêu cầu mới về đối ngoại, chủ quyền quốc gia.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự Phiên họp

Nhất trí bổ sung quy định chỉ bổ nhiệm người có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam

Về quan hệ giữa Nhà nước và công dân (khoản 1 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 của Luật Quốc tịch Việt Nam), Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản nhất trí bổ sung quy định “phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” đối với “Người ứng cử, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh vào các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, địa phương; tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tuy nhiên, việc quy định có ngoại lệ đối với tất cả các đối tượng này thì cần được cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng.

Trường hợp đặc biệt chỉ nên xem xét, áp dụng đối với đối tượng "được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh vào các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, địa phương" mà cần phải thu hút, tạo điều kiện để tuyển dụng nhân tài. 

Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục rà soát các luật hiện hành có yêu cầu "chỉ có một quốc tịch Việt Nam", có quy định tiêu chuẩn, điều kiện chỉ là "công dân Việt Nam" để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Thống nhất trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình rút gọn

Qua thảo luận, đa số các thành viên UBTVQH đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ và Bộ Tư pháp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; đồng thời tán thành với sự cần thiết ban hành Luật này và tán thành việc thông qua Luật theo quy trình, thủ tục rút gọn. 

Hồ sơ dự án Luật đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các ý kiến cũng tham gia góp ý về sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, về tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo Luật; về quan hệ giữa Nhà nước và công dân (khoản 5 Điều 5, khoản 6 Điều 5); về điều kiện người nhập trở lại quốc tịch Việt Nam mà được giữ quốc tịch nước ngoài; về các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam mà được giữ quốc tịch nước ngoài...

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung Phiên họp

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, UBTVQH đánh giá cao Chính phủ, Bộ Tư pháp đã khẩn trương, trách nhiệm cao trong thời gian ngắn chuẩn bị xây dựng hồ sơ, tài liệu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam kỹ lưỡng, cơ bản đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị Báo cáo thẩm tra. Báo cáo thẩm tra thể hiện rõ ràng, đầy đủ, toàn diện các khía cạnh và thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về từng nội dung của dự thảo Luật.

UBTVQH thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật và đề xuất của Chính phủ về việc trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình rút gọn tại Kỳ họp thứ 9. 

Đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, thể hiện rõ hơn trong Tờ trình và dự thảo Luật về thể chế hóa nội dung “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch” theo Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Về điều kiện người nhập trở lại quốc tịch Việt Nam mà được giữ quốc tịch nước ngoài, UBTVQH đề nghị quy định ngay trong Luật một số điều kiện cơ bản mang tính nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các điều kiện đó, gồm cả các trường hợp đặc biệt, đảm bảo vừa thể hiện rõ ràng, minh bạch, vừa thể hiện sự phân cấp linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Về quy định điều kiện chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam đối với người ứng cử, UBTVQH thống nhất cả 3 đối tượng mà Chính phủ đề xuất. Tuy nhiên đề nghị và thống nhất với ý kiến của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp là tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đề xuất 2 chính sách lớn- Ảnh 7.

Các thành viên UBTVQH tham dự Phiên họp

Liên quan đến khoản 6 vào Điều 5 của Luật Quốc tịch Việt Nam về nội dung “Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam về một số vấn đề liên quan đến quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này không bị khiếu nại, khiếu kiện”, UBTVQH đề nghị quy định hoặc làm rõ nội hàm của quyết định về “một số vấn đề” trong điều khoản nêu trên để bảo đảm minh bạch, áp dụng thống nhất.

Về các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam mà được giữ quốc tịch nước ngoài, UBTVQH thống nhất nội dung như Chính phủ trình nhưng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Chính phủ để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung một số trường hợp mà Cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất.

Trên cơ sở ý kiến thẩm tra và ý kiến phát biểu của UBTVQH, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn chỉnh Hồ sơ dự án Luật và Ủy ban Pháp luật và Tư pháp hoàn chỉnh Báo cáo thẩm tra để gửi đến ĐBQH đúng thời hạn quy định.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi