Lãnh đạo Bộ Tài chính, GDĐT nói về sai phạm tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT)

02/06/2024 19:18

(Chinhphu.vn) -Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời báo chí về những sai phạm tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT).

Lãnh đạo Bộ Tài chính, GDĐT nói về sai phạm tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT)- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin về sai phạm quy định kế toán tài chính tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) - Ảnh: VGP/Quang Thương

Sử dụng chữ ký khô trên chứng từ kế toán có vi phạm pháp luật không?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, báo chí nêu vấn đề: Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) đã sử dụng chữ ký khô trên chứng từ kế toán nhưng theo quy định của Luật Kế toán chỉ công nhận hợp pháp 2 loại là chữ ký là ký tươi và chữ ký điện tử. Hành vi này của HUBT có vi phạm pháp luật không? Bộ Tài chính sẽ kiểm tra xử lý thế nào? Việc này có ảnh hưởng đến hàng trăm giáo viên và hàng nghìn sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp hay không?

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Thời gian qua theo phản ánh, Trường đại học HUBT có sử dụng chữ ký khô trên chứng từ kế toán và có một số hoạt động sai phạm khác.

Về khía cạnh sử dụng chữ ký trên chứng từ kế toán, theo Điều 19 Luật Kế toán năm 2015, chữ ký trên chứng từ kế toán phải đăng ký bằng loại mực không phai, không dùng mực đỏ, hoặc đóng dấu khắc sẵn chữ ký. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký chứng từ bằng giấy.

Đối chiếu với quy định của Luật Kế toán năm 2015 thì Trường HUBT dùng chữ ký khô trên chứng từ là trái với quy định của pháp luật về kế toán.

Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác của Bộ Tài chính thực hiện giám sát kiểm tra đối với HUBT trong việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, trong đó, đặc biệt thực hiện pháp luật về kế toán. Khi có kết quả chúng tôi sẽ thông báo tới báo chí.

Chúng tôi khẳng định, sẽ phải bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về tài chính kế toán với các cơ sở giáo dục cũng như các các cơ sở sản xuất kinh doanh của người dân. 

Bộ Tài chính bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đối tượng có liên quan, nếu việc sai phạm này của HUBT làm ảnh hưởng đến quyền lợi giáo viên sinh viên, các đối tượng khác có liên quan.

Lãnh đạo Bộ Tài chính, GDĐT nói về sai phạm tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT)- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn trả lời báo chí - Ảnh: VGP/Quang Thương

Bộ GDĐT xử lý sai phạm tại HUBT như thế nào?

Liên quan đến Trường HUBT, báo chí nêu câu hỏi: Hiện trên toàn quốc còn tồn tại trường dân lập không? Nếu có còn trường nào, tháng 6/2019, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu HUBT chuyển đổi dân lập sang tư thục, nhưng từ đó chưa thực hiện chỉ đạo. Trong quá trình hoạt động có nhiều sai phạm về tài chính, tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nắm được không và có chỉ đạo thế nào?

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết: Trước đây, chúng ta có 19 trường đại học dân lập, 18 trường đã chuyển thành tư thục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Gần đây nhất là Trường Đại học dân lập Công nghệ Sài Gòn đã được chuyển theo quy định 6/4. Hiện còn lại 1 trường duy nhất là trường Đại học dân lập Phương Đông nhưng cũng đã nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ đã rà soát hồ sơ và yêu cầu trường hoàn thiện một số nội dung. 

Như vậy chúng ta chỉ còn duy nhất 1 trường dân lập chưa hoàn thành chuyển đổi từ dân lập sang tư thục.

Trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản đôn đốc các trường khi có quyết định chuyển từ dân lập sang tư thục, tiếp tục hoàn thiện bộ máy, đặc biệt là việc thành lập Hội đồng trường.

Đối với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đã có quyết định chuyển từ dân lập sang tư thục từ năm 2019. Tuy nhiên hiện nay, trường chưa thành lập được Hội đồng trường. Báo chí cũng đã đưa tin về trường.

Thực chất trách nhiệm thành lập Hội đồng trường là của các nhà đầu tư và các nhà đầu tư phải phân biệt rõ lợi ích của mình và thống nhất họp để bầu Hội đồng trường. Việc này các nhà đầu tư chưa làm.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về công tác đào tạo. Còn về mặt tổ chức bộ máy, quản lý tài sản, đối với các trường đại học công lập thì có các cơ quan chủ quản là các Bộ ngành, địa phương. Các trường đại học tư thục quản lý theo địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở, làm việc với đại diện các bên liên quan của HUBT và hướng dẫn trường, nhưng vấn đề này chủ yếu liên quan đến lợi ích của các nhà đầu tư.

Về các vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh và đào tạo, trong 5 năm gần đây, từ năm 2020 đến nay, Bộ đã tiến hành 1 lần thanh tra và 4 lần kiểm tra công tác hoạt động đào tạo, tuyển sinh của Trường và cũng đã phát hiện có 2 sai phạm liên quan đến đào tạo liên thông và tuyển sinh vượt số lượng theo quy định. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành xử phạt hành chính. Từ năm 2020 theo quy định của Luật, Bộ cũng đã xác định chỉ tiêu cho trường. Ngoài ra gần đây Bộ cũng có quyết định xử phạt về việc chậm trễ thành lập Hội đồng trường.

Liên quan đến Bằng tốt nghiệp của sinh viên có chữ ký khô của Hiệu trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét kĩ các quy định của pháp luật. 

Trên thuế thì chứng từ tài chính có quy định rất rõ về chữ ký tươi và chữ ký điện tử. Ngoài ra không có quy định khác về việc có được sử dụng hay không được sử dụng chữ ký khô. 

Thực chất bằng tốt nghiệp là chứng nhận cuối cùng quá trình học tập của người học đạt được yêu cầu của chương trình đào tạo. 

Từ tuyển sinh đến quá trình đào tạo được giám sát chặt chẽ đến khi sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng, và đã có quyết định cấp bằng tốt nghiệp thì việc kiểm soát chất lượng, kiểm tra tính hợp pháp của văn bằng không phải chỉ xem trên văn bằng mà xác định trên sổ cấp văn bằng, chứng chỉ, quyết định cấp bằng của trường. 

Trong nhiều năm chúng tôi thấy điều này không ảnh hưởng tới quyền lợi của người học. 

Những người tốt nghiệp từ Trường Đại học Kinh doanh công nghệ vẫn sử dụng bằng như bình thường vì các cơ quan tuyển dụng khi xác minh văn bằng không phải chỉ nhìn trên tấm bằng mà quan trọng xác minh xem sinh viên này có thực sự được tuyển sinh, đào tạo, được cấp bằng hay không. 

Như vậy việc có được dùng chữ ký khô hay không hiện nay không có quy định về pháp luật, và đảm bảo trong trường hợp này không ảnh hưởng tới quyền lợi của người học.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi