Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

18/06/2024 16:39

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Xem xét thi hành kỷ luật theo quy trình 3 bước

Theo Quyết định, việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện theo quy trình 3 bước. Cụ thể như sau:

Bước chuẩn bị

Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Văn phòng Trung ương Đảng) hồ sơ vụ việc gồm: tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và tài liệu có liên quan.

Văn phòng Trung ương Đảng sao gửi hồ sơ vụ việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình đến các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, hồ sơ vụ việc Bộ Chính trị trình đến các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo quy chế làm việc.

Thường trực Ban Bí thư phân công ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư nghe đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến trước khi tổ chức hội nghị xem xét kỷ luật, nếu đảng viên vi phạm là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư thì đồng chí Tổng Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.

Bước tiến hành

Ở bước này sẽ tổ chức 2 hội nghị. Thứ nhất là hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định kỷ luật với thành phần tham dự gồm Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng.

Trường hợp cần thiết mời đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và đại diện tổ chức Đảng quản lý đảng viên.

Tại hội nghị này, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.

Tiếp đến đại diện tổ chức Đảng vi phạm, đảng viên vi phạm trình bày ý kiến, tổ chức Đảng có đảng viên vi phạm phát biểu.

Trường hợp vắng mặt, đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng trình bày báo cáo kiểm điểm của tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và các ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có).

Ủy viên Bộ Chính trị hoặc ủy viên Ban Bí thư được phân công gặp đại diện tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm trước khi họp xem xét kỷ luật báo cáo về kết quả cuộc gặp, trao đổi.

Sau đó, hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật hoặc biểu quyết đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.

Trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật, giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng chuẩn bị hồ sơ vụ việc để Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trường hợp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định không thi hành kỷ luật thì Văn phòng Trung ương Đảng thông báo bằng văn bản đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan biết.

Thứ hai, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định kỷ luật. Thành phần gồm Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, các ban đảng có liên quan.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Chính trị đọc tờ trình, báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật.

Tiếp đó, đại diện tổ chức Đảng, đảng viên có vi phạm trình bày ý kiến (nếu đảng viên vi phạm là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tổ chức Đảng vi phạm có người đứng đầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự họp).

Sau đó, hội nghị thảo luận, biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật bằng phiếu kín. Trường hợp Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định không thi hành kỷ luật thì ủy quyền cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông báo bằng văn bản đến tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan biết.

Bước kết thúc

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quyết định thi hành kỷ luật hoặc thông báo không kỷ luật.

Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư triển khai quyết định kỷ luật, thông báo không kỷ luật đến tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hoàn chỉnh hồ sơ xem xét, thi hành kỷ luật và bàn giao Văn phòng Trung ương Đảng lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan chấp hành quyết định thi hành kỷ luật./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp,...

Tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp,...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Chưa bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương; tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành; tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (30% - mức cao nhất trong lịch sử tăng lương); tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng.

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách chính sách tiền lương; TĂNG LƯƠNG cơ sở 30%

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách chính sách tiền lương; TĂNG LƯƠNG cơ sở 30%

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Chính phủ đề xuất thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).

DỰ KIẾN BẢNG LƯƠNG MỚI CỦA GIÁO VIÊN từ ngày 1/7/2024

DỰ KIẾN BẢNG LƯƠNG MỚI CỦA GIÁO VIÊN từ ngày 1/7/2024

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 01/7/2024 theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.

PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ THÀNH LONG KIÊM GIỮ CHỨC BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP, THEO DÕI, CHỈ ĐẠO 5 BỘ

PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ THÀNH LONG KIÊM GIỮ CHỨC BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP, THEO DÕI, CHỈ ĐẠO 5 BỘ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long theo dõi và chỉ đạo: Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế; kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.

Đề nghị sửa đổi quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở; bổ nhiệm, phong thăng quân hàm, tuổi nghỉ hưu,...

Đề nghị sửa đổi quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở; bổ nhiệm, phong thăng quân hàm, tuổi nghỉ hưu,...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Qua tổng kết Luật Sĩ quan và kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, đơn vị; dự kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung 10 điều của luật liên quan đến việc bổ nhiệm, thăng quân hàm, tuổi nghỉ hưu, tiền lương, phụ cấp... của sĩ quan Quân đội.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ở vùng khó khăn, hộ nghèo.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi