Những điểm mới của dự thảo Nghị định quy định phụ cấp ưu đãi với viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập

14/05/2025 06:18

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập, trong đó có nhiều điểm mới.

Những điểm mới của dự thảo Nghị định quy định phụ cấp ưu đãi với viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập

Dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập được xây dựng dựa trên việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 01/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, đồng thời điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quan trọng.

Dự thảo Nghị định mới mở rộng đối tượng áp dụng cho tất cả viên chức và người lao động (bao gồm người tập sự, thử việc, hợp đồng) tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trừ các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan cơ yếu.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được đề xuất điều chỉnh như sau:

Đối với giáo viên mầm non, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.

Giáo viên trường dự bị đại học nâng phụ cấp từ 50% lên 70%, ngang bằng với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú, đảm bảo công bằng cho các nhiệm vụ tương đồng.

Nhân viên trường học bổ sung phụ cấp lần đầu tiên, với mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế...) và 25% cho chức danh chuyên ngành, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của họ.

Về cơ sở xác định mức phụ cấp, Quyết định 244/2005/QĐ-TTg xác định mức phụ cấp chủ yếu dựa vào cấp học, loại trường và địa bàn công tác (đồng bằng và miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa). Tuy nhiên, dự thảo Nghị định mới xác định mức phụ cấp dựa trên nhóm vị trí việc làm (hỗ trợ, chuyên môn dùng chung, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành) kết hợp với cấp học, loại trường, địa bàn công.

Cách tính phụ cấp hiện dựa trên mức lương theo ngạch, bậc, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Dự thảo Nghị định mới, cách tính được quy định cụ thể hơn, bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) và cách tính cho người lao động không hưởng lương theo hệ số.

Dự thảo Nghị định mới liệt kê rõ các trường hợp không được tính hưởng phụ cấp như: thời gian đi công tác, học tập ở nước ngoài hưởng 40% lương, thời gian bị đình chỉ công tác liên tục từ 1 tháng trở lên, thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (trừ ốm đau, thai sản), thời gian nghỉ khác vượt quá quy định.

Dự thảo bổ sung các quy định chi tiết về hưởng phụ cấp trong các trường hợp biệt phái, hưởng nhiều loại phụ cấp hoặc nhiều mức phụ cấp trong cùng một Nghị định (chỉ hưởng mức cao nhất), thay đổi phân loại đơn vị hành chính, công tác tại trường có nhiều cấp học, làm việc liên trường, dạy ở nhiều điểm trường và viên chức ngoài sư phạm tham gia giảng dạy tại trường sư phạm. Những quy định này chưa thể hiện rõ trong Quyết định số 244.

Việc ban hành dự thảo Nghị định mới thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và nhân viên giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục Việt Nam.

Đòi hỏi một quy định mới để đảm bảo công bằng

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định hiện hành, bao gồm Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 và Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006, sau 20 năm thi hành, đã góp phần nâng cao thu nhập, bảo đảm điều kiện cần thiết để nhà giáo thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề còn một số bất cập.

Theo đó, tổng thu nhập của giáo viên mầm non chưa tương xứng với tính đặc thù và mức độ phức tạp của hoạt động nghề nghiệp. Giáo viên mầm non phải chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, đòi hỏi sự tập trung cao độ để đảm bảo an toàn và thu hút sự chú ý của trẻ, thường làm việc 9-10 giờ/ngày…

Tuy nhiên, thu nhập của họ thấp nhất so với các cấp học khác (hệ số lương khởi điểm 2,10, phụ cấp 35%, tổng thu nhập khoảng 6,63 triệu đồng/tháng), dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc cao, với 1.600 giáo viên mầm non bỏ việc từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, chiếm 22% tổng số giáo viên nghỉ việc.

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên trường dự bị đại học chưa công bằng so với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú. Hiện nay, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên trường dự bị đại học và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú có sự khác nhau. Cụ thể, giáo viên trường dự bị đại học là 50% và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 70%.

Chồng chéo, thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp lý và áp dụng chưa thống nhất giữa các địa phương. Nhiều văn bản xác định vùng miền núi, vùng cao đã hết hiệu lực nhưng vẫn được sử dụng làm căn cứ chi trả phụ cấp.

Bên cạnh đó, sự thay đổi đơn vị hành chính qua các năm (tách, nhập) không được cập nhật kịp thời gây khó khăn trong thực hiện chính sách. Trong thực thi chính sách, các địa phương áp dụng mức phụ cấp cũng khác nhau do cách hiểu khác về địa bàn được hưởng (ví dụ: cùng là giáo viên thành phố nhưng có nơi chi trả 35%, nơi 50%). Một số địa phương vẫn chi trả phụ cấp ưu đãi theo mức cũ mặc dù xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và chuyển khu vực.

Nhân viên trường học chưa được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề. Các vị trí viên chức thiết bị thí nghiệm, giáo vụ, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật chỉ có 1 hạng nên không có cơ hội để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Với mức thu nhập và yêu cầu công việc như hiện nay, cơ sở giáo dục khó tuyển dụng được các vị trí việc làm nhân viên chuyên trách, nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Những bất cập nêu trên giảm động lực gắn bó với nghề, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự ổn định của đội ngũ nhân sự ngành giáo dục, đòi hỏi một quy định mới để đảm bảo công bằng và hỗ trợ hiệu quả hơn.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi