Theo đó, nhân viên trường học bổ sung phụ cấp lần đầu tiên, với mức 15% cho các vị trí hỗ trợ, phục vụ (thư viện, văn thư...), 20% cho chức danh chuyên môn dùng chung (kế toán, y tế...) và 25% cho chức danh chuyên ngành, nhằm ghi nhận vai trò quan trọng của họ.
Cách tính phụ cấp ưu đãi theo nghề
1. Đối với viên chức, người lao động trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng | = | Hệ số lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), cộng hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) | x | Mức lương cơ bản | x | Mức phụ cấp ưu đãi |
2. Đối với người lao động không được trả lương theo hệ số lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ, mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng được tính như sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng | = | Mức tiền lương được trả theo thỏa thuận | x | Mức phụ cấp ưu đãi |
Trong đó mức tiền lương được trả theo thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
3. Trường hợp trong tháng có thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề (theo quy định tại Điều 3 Nghị định này) thì mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề chỉ được tính đối với thời gian còn lại của tháng, cụ thể như sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề trong tháng
=
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng
_____________________________
x
Số ngày được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong tháng
22 ngày (số ngày làm việc tiêu chuẩn trong 01 tháng)
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề trong tháng | = | Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề hằng tháng _____________________________ | x | Số ngày được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong tháng |
22 ngày (số ngày làm việc tiêu chuẩn trong 01 tháng) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đội ngũ nhân viên trường học đóng vai trò quan trọng, góp phần vào sự thành công trong mỗi nhà trường, bao gồm: công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, công nghệ thông tin, văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế... tất cả đều không thể thiếu trong các nhà trường.
Hiện nay, thu nhập của nhân viên trường học vẫn hưởng theo chính sách tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Đa số các vị trí nhân viên áp dụng bảng lương của viên chức loại B hoặc A0, là hai bảng lương thấp nhất trong các bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức.
Chẳng hạn: bảng lương của viên chức loại A0 áp dụng đối với viên chức thiết bị thí nghiệm, giáo vụ, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; bảng lương của viên chức loại B áp dụng đối với các vị trí yêu cầu trình độ trung cấp như kế toán viên trung cấp, thư viện viên trung cấp, văn thư viên trung cấp, y sĩ trung cấp…
Số ít vị trí nhân viên được áp dụng bảng lương của viên chức loại A1 như viên chức tư vấn học sinh, kế toán viên, văn thư viên, thư viện viên.
Các vị trí viên chức thiết bị thí nghiệm, giáo vụ, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật chỉ có 01 hạng nên không có cơ hội để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp và được áp dụng bảng lương có hệ số lương khởi điểm cao hơn, khoảng cách lương giữa các bậc dài hơn, dải lương rộng hơn; các vị tri nhân viên khác thực tế cơ hội để thăng hạng rất hiếm.
Ngoài tiền lương, có một số vị trí nhân viên được hưởng thêm chế độ phụ cấp khác như viên chức kế toán, thủ quỹ được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,1 so với mức lương cơ sở; kế toán trưởng hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,2 so với mức lương cơ sở; viên chức thiết bị, thí nghiệm, thư viện được hưởng phụ cấp độc hại 0,2 so với mức lương cơ sở; viên chức y tế trường học được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 20%.
Như vậy, về cơ bản, nhân viên trong trường học chỉ được hưởng mức lương theo hệ số lương cơ bản mà không có thêm phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên như giáo viên. Mức lương thấp nhất đối với nhân viên trường học ước tính khoảng 4,3 triệu.
Thực tế, do hạn chế về tổng biên chế được giao, trong bối cảnh phải ưu tiên biên chế giáo viên số lượng nhân viên trường học về cơ bản đều thiếu so với quy định và nhu cầu công việc thực tiễn. Do đó, nhiều nhân viên trường học được giao kiêm nhiệm thêm vị trí việc làm khác nhưng không có thêm chế độ.
Với mức thu nhập và yêu cầu công việc như hiện nay, cơ sở giáo dục khó tuyển dụng được các vị trí việc làm nhân viên chuyên trách, các nhiệm vụ của nhân viên nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy học, giáo dục không được đầy đủ, kịp thời và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu.
* Từ căn cứ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh Quyết định số 244/2005/QĐ - TTg và việc nghiên cứu, bổ sung quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với nhân viên trường học là cần thiết.