Nền tảng xuyên biên giới phải xử lý tin xấu, độc trong vòng 24 giờ

18/04/2023 11:28

(Chinhphu.vn) - Đây là nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra nhằm bắt buộc các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Youtube, Tiktok,… phải tuân thủ pháp luật Việt Nam trong vấn đề xử lý nội dung xấu, độc.

Nền tảng xuyên biên giới phải xử lý tin xấu, độc trong vòng 24 giờ
Nền tảng xuyên biên giới phải xử lý tin xấu, độc trong vòng 24 giờ - Ảnh 1.

Tin xấu độc phải được xử lý trong vòng 24 giờ

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 512/QĐ-BTTT ban hành Kế hoạch hành động cập nhật Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025. Trong đó, việc duy trì đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới về vấn đề xử lý tin xấu độc được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc trên môi trường mạng. 

Yêu cầu bắt buộc với các nền tảng xuyên biên giới trong việc chặn, gỡ thông tin xấu độc với tỷ lệ đáp ứng cao (90-95%) cùng thời gian xử lý trong vòng 24 giờ. Có thể khóa trang, kênh nếu có vi phạm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng phụ trách phát triển thuật toán để chặn hiệu quả các quảng cáo sai sự thật; gỡ các game không phép trên Google Store và Apple Store. Việc kiểm tra các nền tảng xuyên biên giới chưa có văn phòng tại Việt Nam phải được hoàn thành chậm nhất là tới tháng 9/2023.

Đồng thời, Cục cũng được giao thường xuyên định hướng, chỉ đạo trực tuyến mạng lưới trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có lượng người truy cập lớn; có quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng trên mạng có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục.

Các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày

Cũng tại Quyết định số 512, Bộ TT&TT đã đề ra hàng loạt mục tiêu chiến lược khác cho ngành phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021 - 2025 đó là: 80% người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xem các kênh chương trình này.

Tăng thời lượng phát sóng của các kênh phát thanh địa phương và các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu (kênh thiết yếu) của địa phương; các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đảm bảo phát sóng 24 giờ/ngày.

Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu từ 70% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước).

Việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh đó...

Đối với lĩnh vực thông tin điện tử mục tiêu là xử lý từ 80% trở lên các trang thông tin điện tử và mạng xã hội có hoạt động “báo hóa”, tiến tới xử lý dứt điểm. 

Bên cạnh đó tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt từ 90% - 95%. Đồng thời, thị phần quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 5-10% …/.



Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi