Mong muốn sẽ hạn chế tình trạng chính sách, pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi

20/06/2022 10:27

(Chinhphu.vn) - Cần sự vào cuộc chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình ban hành chính sách, phải tiến hành truyền thông ngay từ khâu xây dựng đề án, thẩm định, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, ban hành và tổ chức thực thi.

Mong muốn sẽ hạn chế tình trạng chính sách, pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi - Ảnh 1.

TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá cao việc Cổng TTĐT Chính phủ nhanh chóng xây dựng, đưa vào vận hành chuyên trang "XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT", là diễn đàn để các tầng lớp nhân dân góp ý, phản biện các chính sách, pháp luật của các cơ quan, sao cho chính sách, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, thực sự đi vào cuộc sống với phương châm lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể.

Theo bà Trần Hồng Nguyên, việc xây dựng chuyên trang này với cơ sở pháp lý quan trọng là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và mới nhất là Quyết định số 407/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn  đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, giai đoạn 2022-2027.

Do đó, cần cải tiến trong quá trình lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức, nhất là ý kiến phản biện, thẩm tra. Đặc biệt có sự tương tác, phản hồi của cơ quan soạn thảo với ý kiến của người dân, tổ chức.

"Có thể nói, Quyết định 407/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành rất kịp thời, đáp ứng được yêu cầu bức thiết của người dân và tổ chức, nhất là doanh nghiệp trong việc góp ý, phản biện để chính sách ngay từ khi được cơ quan chủ trì soạn thảo lập đề án đến khi ban hành để cho văn bản quy phạm pháp luật thực sự đi vào đời sống. Có như vậy mới phần nào hạn chế được câu chuyện "chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất" mà người dân vẫn ví von về chuyện "pháp luật thiếu hơi thở của cuộc sống" là vậy!", TS. Trần Hồng Nguyên chỉ rõ.

Để phát huy có hiệu quả hơn nữa chuyên trang, bà Nguyên đề nghị cần kết nối, tích hợp chuyên trang này với các trang khác của Quốc hội như www.duthaoonline.quochoi.vn; trang tin pháp điển của Bộ Tư pháp như www.phapdien.moj.gov.vn, www.moj.gov.vn, www.pbgdpl.moj.gov.vn, hệ thống cơ sở dữ liệu khác của các Bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, sau khi chuyên trang đi vào hoạt động, rất cần sự tham gia chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam… trong việc "phản biện chính sách", nhất là sự góp ý sâu sắc, tâm huyết và trách nhiệm của các tầng lớp nhân sĩ, trí thức tập hợp trong các tổ chức nêu trên. Có như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật mới thực sự có sức sống và "vòng đời" lâu bền trong thực tiễn xã hội, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội hiệu quả.

Theo đó, bà Nguyên cũng đề nghị để công tác truyền thông chính sách và pháp luật phát huy hiệu quả hơn nữa trong đời sống với phương châm "lấy nhân dân làm trung tâm", các ban, bộ, ngành, địa phương cần bám sát vào các chương trình, kế hoạch lớn như Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) hằng năm, tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật để có cái nhìn toàn diện, khách quan và giải pháp cụ thể, căn cơ đối với công tác này.

"Muốn vậy, cần sự vào cuộc chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình ban hành chính sách, phải tiến hành truyền thông ngay từ khâu xây dựng đề án, thẩm định, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, ban hành và tổ chức thực thi. Có như vậy mới có thể hạn chế những tồn tại, hạn chế mà chúng ta đang mắc phải và mong muốn hạn chế tình trạng chính sách, pháp luật vừa ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bị nhân dân và đối tượng tác động phản ứng.

Cổng TTĐT Chính phủ và chuyên trang Xaydungchinhsach.chinhphu.vn sẽ là địa chỉ tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân tin tưởng để bày tỏ chính kiến của mình", bà Nguyên nói.

Quang Dũng

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất khẩn trương điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế.

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi