Hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT: Bước đi chiến lược

24/12/2024 11:07

(Chinhphu.vn) - Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT: Bước đi chiến lược- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị.

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tại Hội nghị “Quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Nghị quyết 18)” do Bộ KH&CN tổ chức.

Hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN và Bộ TT&TT

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết: thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chính phủ, Bộ KH&CN và Bộ TT&TT đã thành lập Ban chỉ đạo chung xây dựng Đề án hợp nhất. 

Ban chỉ đạo 2 Bộ đã thống nhất một số nội dung liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức. 

Theo đó, việc hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT bảo đảm tính đồng bộ, kết hợp hài hòa giữ ổn định với đổi mới hướng đến mục tiêu tinh gọn, vững mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả nhằm tối ưu hóa nguồn lực, liên thông, đồng bộ về cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi thực hiện chức năng quản lý mà Chính phủ giao cho 2 Bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Trên cơ sở đó, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN được quy định tại Nghị định số 28 ngày 2/6/2023 và Bộ TT&TT được quy định tại Nghị định số 48 ngày 27/7/2022 của Chính phủ. 

Đồng thời, rà soát bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ để phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng liên quan đến phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo, thông tin, truyền thông và chuyển đổi số trong tình hình mới.

Hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT: Bước đi chiến lược- Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị.

Phát huy tính tiên phong, gương mẫu trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Để triển khai tốt các công tác trên, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị:
Thứ nhất, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN nắm rõ mục tiêu, yêu cầu, thống nhất cao về nhận thức và hành động, sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ và quyết liệt triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Ban chỉ đạo.
Thứ hai, cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quán triệt đến cán bộ, người lao động của đơn vị về nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu của cuộc cách mạng tinh gọn, đảm bảo sự ổn định, đoàn kết. 

Phát huy tính tiên phong, gương mẫu trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong từng cơ quan đơn vị trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Thứ ba, chủ động rà soát xây dựng phương án sửa đổi các Luật, văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN và Bộ TT&TT để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành ngay sau khi phương án hợp nhất được phê duyệt.
Thứ tư, rà soát các nhiệm vụ, công việc theo chức năng được giao và chuẩn bị cho công tác sắp xếp lại.
Thứ năm, tổ chức công tác tổng kết năm và xây dựng phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo hướng đảm bảo, kế thừa và phát triển.
Hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT: Bước đi chiến lược- Ảnh 3.

Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định nhấn mạnh, trong thời gian qua Ban cán sự đảng, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 của Bộ KH&CN đã nỗ lực nghiêm túc trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 18 tại Bộ KH&CN, đáp ứng yêu cầu của Trung ương và Chính phủ. 

Việc hợp nhất 2 Bộ sẽ tạo ra một bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng lấn, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và KH&CN đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Quốc hội thông qua LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Quốc hội thông qua LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 20% công suất lắp đặt thực tế.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi