Hết sức cân nhắc việc đưa sách giáo khoa vào Danh mục bình ổn giá

13/09/2022 15:17

(Chinhphu.vn) - Góp ý dự thảo Luật Giá (sửa đổi), TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Khoa học của UBTVQH cho rằng, hết sức cân nhắc việc đưa sách giáo khoa vào Danh mục bình ổn giá, vì nước ta đang lãng phí sách giáo khoa phổ thông (mỗi năm một bộ, dùng 1 lần....). Nếu sách giáo khoa dùng được nhiều lần, nhiều năm, thì sẽ vừa tiết giảm chi phí, vừa không cần đưa vào Danh mục bình ổn giá.

Hết sức cân nhắc việc đưa sách giáo khoa vào Danh mục bình ổn giá

Theo Quochoi.vn, TS. Cấn Văn Lực cho biết, về cơ bản, các nội dung quy định tại dự thảo Luật hiện nay đã khắc phục được những bất cập, hạn chế của Luật giá năm 2012. 

Điều này có ý nghĩa đối với thực tiễn quản lý và điều hành giá hàng hóa hiện nay góp phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế điều hành giá theo cơ chế thị trường theo hướng khuyến khích cạnh tranh về giá, tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan chi phối sự hình thành và vận động của giá cả thị trường; đồng thời bảo đảm vai trò điều tiết của Nhà nước.

Góp ý cụ thể vào quy định tại dự thảo, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, vẫn còn một số nội dung tại dự thảo Luật còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất với quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động hiện nay, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, xem xét bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.

Nên nói rõ chỉ điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý, điều tiết

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh: Nên nói rõ chỉ điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý, điều tiết (chứ không phải tất cả mọi hàng hóa, dịch vụ...). Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, thống nhất dùng từ “bình ổn” thay cho “điều tiết” vì từ “điều tiết” trong trường hợp này có cùng nghĩa với “bình ổn”.

Về phạm vi áp dụng và các luật liên quan: Luật này chỉ nên điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý, điều tiết, chứ không phải tất cả. Đối với các hàng hóa, dịch vụ khác (như lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá đất đai, bất động sản....), nên theo luật chuyên ngành.

Liên quan đến giải thích từ ngữ: Dự thảo hiện vẫn chưa đưa khái niệm về giá trị phi thị trường vào nội dung của Luật mặc dù trong Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá vẫn đang có Tiêu chuẩn về cơ sở giá trị này. 

Hiện nay, các hệ thống quy định về giá tính thuế đều đang sử dụng cơ sở hình thành giá trị phi thị trường nhưng chưa được thừa nhận như: xác định giá trị còn lại của ô tô đã qua sử dụng làm căn cứ tính thuế chuyển nhượng; giá trị nhà tính lệ phí trước bạ; Bảng giá đất làm căn cứ xác định các nghĩa vụ tài chính về đất đai… không căn cứ vào giá trị cụ thể của tài sản mà áp dụng đồng loạt theo năm sản xuất với ô tô, theo diện tích với nhà đất. 

Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn các định nghĩa, đảm bảo khi thực hiện sẽ hiểu đúng nội hàm khái niệm, tránh tranh cãi hoặc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Về nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước: Đề nghị bổ sung cụm từ: “kinh tế tuần hoàn” vào sau cụm từ “tăng trưởng xanh” vì đây là lĩnh vực cần khá nhiều điều tiết qua công cụ giá.

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm: Điểm c, Khoản 2 quy định: “Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách của nhà nước và điều kiện bất thường khác để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý”.

Cụm từ “bất hợp lý, không phù hợp” mang tính “định tính” có thể tạo khó khăn cho các chủ thể chịu sự quản lý của Luật giá do không có quy định về lợi nhuận định mức ngành và nguyên tắc cung - cầu, không thể có số liệu thống kê về lợi nhuận định mức ngành để khống chế việc tăng giá, nhất là việc tăng giá không phải là mặt hàng thiết yếu trong những thời điểm nhất định.

Do đó, đề nghị Ban soạn thảo giải thích rõ hơn cụm từ "bất hợp lý, không phù hợp" hoặc văn bản hướng dẫn dưới luật của Chính phủ khi Luật được ban hành nhằm tránh cho các chủ thể chịu sự quản lý vô ý có thể quy kết vào hành vi bị nghiêm cấm.

Cần làm rõ khái niệm thiết yếu, tác động ảnh hưởng toàn diện là như thế nào? 

Về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá: Cần làm rõ khái niệm thiết yếu, tác động ảnh hưởng toàn diện là như thế nào? Tránh tranh cãi, hiểu không đúng, khó khả thi. 

Đồng thời, việc xác định hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo dự thảo mới dựa trên các tiêu chí là tính thiết yếu và tác động đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà chưa đề cập tới những hàng hóa, dịch vụ có thể tác động to lớn tới sức khỏe người dân (vaccine, thiết bị y tế, thuốc trị bệnh...) khi xảy ra các yếu tố thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.... 

Thực tế cho thấy khi xảy ra đại dịch COVID-19 nhiều hàng hóa chưa được xem là không thể thiếu như vaccine, test kit, thuốc trị bệnh đã được Nhà nước kiểm soát giá cả đã góp phần ổn định đời sống xã hội.

Do đó, để đầy đủ hơn, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung định nghĩa thành: “Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; b) Có tác động ảnh hưởng toàn diện đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; c) mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường gây ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội” hoặc có giải thích rõ thêm về tiêu chí hàng hóa, dịch vụ bình ổn để có cơ sở thực hiện.

Bản chất vấn đề là Việt Nam đang lãng phí sách giáo khoa phổ thông?!

Bên cạnh đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung một số dịch vụ thiết yếu theo các tiêu chí trên (vaccine, thiết bị y tế, thuốc trị bệnh...)  vào Phụ lục danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm Luật giá sửa đổi. Việc bổ sung này chỉ nên xem xét kỹ, thận trọng vì không nên can thiệp quá nhiều, mà nên để thị trường quyết định, nhất là khi Việt Nam đang hướng đến được công nhận là “nền kinh tế thị trường” nhiều hơn.

Hết sức cân nhắc việc đưa giá sách giáo khoa vào Danh mục bình ổn, vì bản chất vấn đề của Việt Nam hiện nay là đang lãng phí sách giáo khoa phổ thông (mỗi năm một bộ, dùng 1 lần....). 

Nếu sách giáo khoa dùng được nhiều lần, nhiều năm, thì sẽ vừa tiết giảm chi phí, vừa không cần đưa vào Danh mục bình ổn giá. 

Ngoài ra, giá của một số mặt hàng, dịch vụ khác như dịch vụ y tế, giáo dục, điện nước.... về lâu dài cũng cần tăng tính thị trường, tính cạnh tranh mới đảm bảo phát triển lành mạnh, bền vững.

Cần thống nhất và quy định đơn vị đầu mối là Bộ Tài chính quy định cụ thể các điều kiện để giới hạn phương pháp định giá

Về nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ:  Khoản 6 Điều 15 dự thảo quy định “Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành phương pháp định giá riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định tại Luật này và Luật chuyên ngành”.

Việc giao các Bộ, ngành hướng dẫn phương pháp định giá riêng (dù phối hợp với Bộ Tài chính) đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý có khả năng dẫn đến việc nhiều phương pháp định giá được quy định rải rác tại pháp luật chuyên ngành và sẽ khó kiểm soát, ảnh hưởng đến việc áp dụng trong thực tiễn, thậm chí có thể xảy ra chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự thống nhất với các nguyên tắc cơ bản tại phương pháp định giá chung.

Do đó, dự thảo Luật cần thống nhất và quy định đơn vị đầu mối là Bộ Tài chính quy định cụ thể các điều kiện để giới hạn phương pháp định giá để việc xây dựng, ban hành các quy định định giá được đảm bảo thống nhất trong Luật giá cũng như các luật liên quan như Luật Đất đai (giá đất), Luật Giao thông đường bộ (giá dịch vụ ra, vào bến xe), Luật Đường sắt (giá dịch vụ vận tải hành khách, hành khách trên đường sắt đô thị)....

Về quy định thực hiện bình ổn giá: Đối với Quỹ bình ổn giá, cân nhắc bỏ Quỹ này như dự thảo ban đầu? Thay vào đó, cần rà soát, đánh giá, thay đổi nguồn cung và phương thức quản lý xăng dầu, gắn với Chiến lược an ninh năng lượng quốc gia.

Nghiên cứu, bổ sung yêu cầu cung cấp đầy đủ, công khai, minh bạch thông tin cung - cầu và các biện pháp điều hành bình ổn giá

Tại khoản 3 Điều 20 dự thảo quy định “Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi vùng, cả nước; tại địa phương”. Điều này cho thấy tinh thần của dự thảo Luật là không thực hiện các biện pháp bình ổn trong thời gian kéo dài. 

Trong khi đó, hiện nay giá xăng dầu là mặt hàng duy nhất được thực hiện các biện pháp bình ổn với quỹ bình ổn với thời gian kéo dài. Việc can thiệp kéo dài khiến giá trong nước khó tiệm cận với giá xăng dầu trên thế giới, có thể làm méo mó tính thị trường.

Trong việc thực hiện bình ổn giá, bên cạnh các biện pháp nêu tại Khoản 1 và Khoản 2, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung yêu cầu: Cung cấp đầy đủ, công khai, minh bạch thông tin cung - cầu và các biện pháp điều hành bình ổn giá. 

Bởi vì, trong điều kiện xảy ra các sự kiện bất thường (thiên tai, chiến tranh, gián đoạn nguồn cung… khiến giá cả tăng cao bất thường), việc cung cấp đầy đủ, công khai, minh bạch thông tin cung cầu và các giải pháp điều hành bình ổn giá sẽ góp phần ổn định tâm lý người tiêu dùng, ngăn ngừa các hành động trục lợi tích trữ hàng hóa, khôi phục sự ổn định cho thị trường hàng hóa.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực cũng cho rằng, nên nhất quán dùng thuật ngữ “định giá, định giá viên…” thay cho “thẩm định giá, thẩm định giá viên…”, như thế sẽ chính xác và phù hợp hơn; nghiên cứu bổ sung quy định về công tác kiểm tra, thanh tra giá;…/.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ quá hạn trên 120 ngày từ 10 triệu đồng trở lên

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi