Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, lợi ích công

20/05/2025 11:26

(Chinhphu.vn) - Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, lợi ích công- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp

Bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương (trẻ em, người cao tuổi, khuyết tật, mất năng lực hành vi dân sự, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ, người dân tộc thiểu số) và bảo vệ lợi ích công là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện bản chất ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, luôn được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.

Tuy nhiên về trách nhiệm, vai trò khởi kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa thực sự hiệu quả.

Còn xảy ra vụ việc dân sự xâm hại các quyền dân sự của chủ thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương và lợi ích công nhưng chưa rõ chủ thể được giao thực hiện việc khởi kiện hoặc chưa được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực sự quan tâm, chủ động yêu cầu khởi kiện.

Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là pháp luật chưa quy định cụ thể cơ chế bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức khởi kiện, Viện kiểm sát nhân dân chưa được thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự.

Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy, Viện kiểm sát/Viện công tố thông qua cơ chế khởi kiện vụ việc dân sự bảo vệ lợi ích công và nhóm dễ bị tổng thương rất hiệu quả.

“Do vậy, cùng với các cơ chế hiện có, Kết luận số 120-KL/TW ngày 22/01/2025 của Bộ Chính trị đã giao cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9”, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến nêu rõ.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, lợi ích công- Ảnh 2.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình tóm tắt Dự án Nghị quyết của Quốc hội.

Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích khi không có người khởi kiện 

Dự thảo Nghị quyết gồm 04 Chương, 19 Điều. Trong đó quy định Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích trong trường hợp không có người khởi kiện để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công và việc bảo đảm quyền khởi kiện của Viện kiểm sát nhân dân:

a) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong việc tiếp nhận, thu thập, thụ lý thông tin về vi phạm; các biện pháp xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh vi phạm; thông báo cho các chủ thể có liên quan; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện.

b) Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của Viện kiểm sát nhân dân; trách nhiệm của các tổ chức giám định tư pháp, định giá,… hỗ trợ Viện kiểm sát nhân dân trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh vi phạm và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

c) Quy định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm khởi kiện theo quy định của pháp luật trong việc trả lời cho Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện quyền, trách nhiệm khởi kiện.

d) Quy định trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân hỗ trợ khởi kiện khi có đề nghị.

đ) Quy định về các trường hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự công ích.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, lợi ích công- Ảnh 3.

Cũng theo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, dự thảo Nghị quyết quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự công ích:

a) Việc khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự công ích được thực hiện theo Nghị quyết này; trường hợp Nghị quyết này không quy định thì áp dụng quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Quy định về thẩm quyền xét xử vụ án dân sự công ích; trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc thụ lý vụ án dân sự công ích;

c) Quy định những điểm đặc thù về thủ tục tố tụng trong các vụ án dân sự công ích khác với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường gồm:

- Quy định về quyền phản tố của bị đơn theo hướng trong vụ án dân sự Viện kiểm sát khởi kiện để bảo vệ lợi ích công, thì bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.

- Quy định về nguyên tắc tiến hành hoà giải trong các vụ án dân sự công ích.

Về tổ chức thực hiện Nghị quyết, dự thảo Nghị quyết quy định về hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026. 

Thời gian thí điểm trong 03 năm. Phạm vi thí điểm: Tại 06 tỉnh, thành phố sau sáp nhập (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Đắk Lắk). 

Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tổ chức, bố trí, sắp xếp sử dụng nguồn lực hiện có, không làm phát sinh thêm biên chế và tổ chức bộ máy mới.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương, lợi ích công- Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội

Tán thành với phạm vi thực hiện thí điểm tại 06 tỉnh/thành phố

Trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung dự thảo Nghị quyết bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi; cơ bản thống nhất với các luật có liên quan. 

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với phạm vi thực hiện thí điểm tại 06 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với phạm vi như sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Nhất trí thời điểm dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026 và thời gian thực hiện thí điểm trong 03 năm là phù hợp.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý các nội dung khác trong dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là các luật cùng được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới tại Kỳ họp thứ 9. 


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi