Đề xuất 6 nhóm chính sách trong xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế

22/10/2023 18:00

(Chinhphu.vn) - Để tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các ngành công nghiệp mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Đề nghị xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế và đang lấy ý kiến các bên liên quan.

Theo đó, có 6 nhóm chính sách được Bộ này đề xuất, gồm: chính sách về việc lập phương hướng xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp trong quy hoạch vùng; phương án phát triển hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh; chính sách quy định về điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, thành lập khu kinh tế; ưu đãi đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; các dự án đầu tư thực hiện liên kết ngành tại khu kinh tế, khu công nghiệp…

Đặc biệt, Dự án Luật đề xuất chính sách thúc đẩy sự phát triển của các loại hình khu công nghiệp mới, khu kinh tế mới, khu chức năng mới trong khu kinh tế…

Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, hiện thể chế, chính sách về khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn chưa đảm bảo tính ổn định, thống nhất, đồng bộ và chưa có sự đột phá để phát huy vai trò và đóng góp của các khu kinh tế, khu công nghiệp. 

Tính pháp lý về quy định khung đối với khu kinh tế, khu công nghiệp mới chỉ dừng ở cấp Nghị định. Trong khi hoạt động của khu kinh tế, khu công nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, lao động…

Cũng theo ông Quân, pháp luật về đầu tư liên quan đến nhiều lĩnh vực, như: xây dựng, môi trường, đất đai... trong đó, có nhiều nội dung chưa được quy định rõ, thiếu và chưa thống nhất, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Theo đó, một trong những giải pháp cần làm là xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế chính sách vượt trội về hạ tầng, tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính… tạo ra các thiết chế giải quyết tranh chấp và thực thi để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, loại hình khu kinh tế, khu công nghiệp đã có những bước phát triển cả về số lượng, quy mô diện tích và vốn đầu tư, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Tuy nhiên, từ kết quả thực tiễn của hàng chục cuộc kiểm toán cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp bộc lộ nhiều "nút thắt" hạn chế sự phát triển của mô hình này và cần thiết phải tháo gỡ.

Cụ thể, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế hiện được quy hoạch dàn trải theo địa giới hành chính, chưa bám sát yêu cầu thực tiễn, định hướng và khả năng thu hút đầu tư, lợi thế cạnh tranh của địa phương và hiệu quả sử dụng nguồn lực (đất đai, tài nguyên, nhân lực…), dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần.

Một số khu kinh tế, khu công nghiệp thực hiện điều chỉnh, mở rộng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện, chưa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết… 

Số lượng khu kinh tế, khu công nghiệp thời gian qua tăng nhanh trong khi chưa có nghiên cứu, đánh giá việc triển khai thí điểm và tính toán toàn diện, cân đối nguồn lực huy động cho khu kinh tế, khu công nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến tháng 12/2022, trên địa bàn cả nước đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế gồm: 407 khu công nghiệp; trong đó, có 04 khu chế xuất được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 128.684 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 86.208 ha, chiếm khoảng 67% diện tích đất thành lập.

26 khu kinh tế cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biên giới đất liền, với tổng diện tích 766.000 ha. 18 khu kinh tế ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực ven biển, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 871.523 ha; trong đó, khoảng 100.000 ha được quy hoạch để phát triển các khu chức năng./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán từ 90 ngày xuống còn 30 ngày.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi