PAR INDEX 2023: Chi tiết bảng xếp hạng của các bộ, cơ quan ngang bộ

17/04/2024 17:53

(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đã công bố bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ năm 2023 (PAR INDEX 2023).

PAR INDEX 2023: Chi tiết bảng xếp hạng của các bộ, cơ quan ngang bộ

Bảng xếp hạng PAR INDEX 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ

Xếp hạng

Các bộ, cơ quan ngang bộ

Điểm

thẩm định

Điểm điều tra XHH

Tổng điểm đạt được

Chỉ số tổng hợp (PAR Index 2023)

1
Bộ Tư pháp
61.86
28.10
89.95
89.95
2
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
62.67
27.21
89.89
89.89
3
Bộ Tài chính
61.52
27.66
89.18
89.18
4
Bộ Nội vụ
60.65
26.38
87.04
87.04
5
Bộ Tài nguyên và Môi trường
61.15
25.85
87.01
87.01
6
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
60.25
26.17
86.41
86.41
7
Bộ Xây dựng
61.18
25.10
86.28
86.28
8
Bộ Giao thông vận tải
60.27
25.91
86.18
86.18
9
Bộ Thông tin và Truyền thông
60.50
25.33
85.83
85.83
10
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
60.99
24.81
85.81
85.81
11
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
58.10
25.47
83.56
83.56
12
Bộ Giáo dục và Đào tạo
55.46
25.07
80.53
80.53
13
Bộ Khoa học và Công nghệ
56.49
23.88
80.38
80.38
14
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
54.59
25.48
80.07
80.07
15
Bộ Y Tế
55.81
23.99
79.80
79.80
16
Bộ Ngoại giao
52.12
26.35
78.48
78.48
17
Bộ Công Thương
54.21
23.82
78.03
78.03
Trung bình
84.38

* Kết quả Chỉ số CCHC tổng hợp

Năm 2023 Chỉ số CCHC các bộ, cơ quan ngang bộ có 02 nhóm điểm:

- Đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%, bao gồm 14 đơn vị: Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Đạt kết quả Chỉ số CCHC dưới 80% có 03 đơn vị là: Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương.

Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 17 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2023 là 84.38%, tăng 0.33% so với năm 2022. 10/17 bộ có Chỉ số CCHC năm 2023 trên mức giá trị trung bình. Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng Chỉ số CCHC năm 2023, đạt 89.95%. Bộ Công Thương đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 đạt 78.03%, thấp hơn 11.92% so với đơn vị dẫn đầu là Bộ Tư pháp. 10/17 đơn vị có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2022, tăng cao nhất là Bộ Ngoại giao (+5.83%). Trong 07 bộ có kết quả Chỉ số CCHC giảm hơn so với năm 2022, giảm nhiều nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (-5.31%). Một số đơn vị khác có giá trị Chỉ số CCHC giảm dưới 1%, như: Bộ Tài chính (-0.58%); Bộ Xây dựng (-0.01%).

* Phân tích 07 Chỉ số thành phần

- 04/7 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2022, bao gồm: "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC"; "Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước"; "Cải cách chế độ công vụ" và "Cải cách tài chính công". 03 chỉ số thành phần có giá trị trung bình giảm so với năm 2022, đó là: "Cải cách thể chế"; "Cải cách TTHC" và "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số".

- Chỉ số thành phần "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" có giá trị trung bình là 94.90%, tăng hơn so với năm 2022 là 3.01%. Bộ Tư pháp dẫn đầu Chỉ số thành phần "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" với giá trị 98.56%. Bộ Ngoại giao tiếp tục có năm thứ ba liên tiếp đứng cuối bảng Chỉ số thành phần này, với giá trị 87.95%, đồng thời cũng là đơn vị duy nhất có giá trị dưới 90% ở năm 2023.

- Chỉ số thành phần "Cải cách thể chế" có giá trị trung bình là 78,96%, giảm hơn so với năm 2022 là 0.59%. Bộ Tư pháp đạt Chỉ số thành phần này cao nhất, với giá trị 93.99%. Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết quả Chỉ số thành phần ở lĩnh vực này thấp nhất, với giá trị 67.84%.

Trong năm 2023, còn một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% kế hoạch đúng tiến độ được giao trong việc xây dựng VBQPPL theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, một số bộ, cơ quan chưa xử lý dứt điểm văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiến nghị. Có đến 14/17 bộ, cơ quan không đạt điểm tối đa tại tiêu chí "Đánh giá tác động của TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL".

- Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" có giá trị trung bình là 82.14%, giảm 6.90% so với năm 2022. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 02 đơn vị đứng đầu Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" với giá trị lần lượt là 97% và 94.87%. Đồng thời, đây cũng là 02 đơn vị có Chỉ số thành phần trên 90%.

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo là 02 đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC", với giá trị lần lượt là 70% và 69.90%.

Năm 2023, nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại các tiêu chí, như: "Kiểm soát quy định TTHC"; "Công bố, công khai TTHC và kết quả giải quyết hồ sơ" và "Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC". Có 06/17 bộ có kết quả Chỉ số thành phần dưới 70%.

- Chỉ số thành phần "Cải cách tổ chức bộ máy" có giá trị trung bình là 89,87%, tăng 0.75% so với năm 2022. Bộ Tư pháp đứng đầu Chỉ số thành phần với giá trị 95.18%.

Bộ Công Thương là đơn vị duy nhất có kết quả dưới 80%, đồng thời là đơn vị đứng cuối Chỉ số thành phần với giá trị 76.82%. Có 11/17 bộ, cơ quan có Chỉ số thành phần trên 90%. Tiêu chí "Thực hiện quy định về sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao" đạt giá trị trung bình 100%.

- Chỉ số thành phần "Cải cách chế độ công vụ" có giá trị trung bình là 90,49%, tăng 4.32% so với năm 2022. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường có Chỉ số thành phần cao nhất với kết quả lần lượt là 94.43% và 94.04%.

Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương là những đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số thành phần, với giá trị lần lượt là 85.39% và 81.22%. Có 11/17 bộ đạt Chỉ số thành phần trên 90% (Năm 2022 chỉ có 07/17 bộ đạt kết quả trên 90% tại Chỉ số thành phần này). Tuy nhiên, có 10/17 bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức".

PAR INDEX 2023: Chi tiết bảng xếp hạng của các bộ, cơ quan ngang bộ- Ảnh 1.

- Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" có giá trị trung bình là 78.47%, tăng 3.55% so với năm 2022. Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải là 04 đơn vị có Chỉ số thành phần cao nhất, với giá trị lần lượt là 96.01%; 95.20%; 92.21% và 90.11%.

Có 05 đơn vị có Chỉ số thành phần "Cải cách tài chính công" thấp dưới 70%, đồng thời, cũng là những đơn vị đứng cuối của Chỉ số thành phần này, bao gồm: Bộ Công Thương (69.05%); Bộ Khoa học và Công nghệ (65.50%); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (63.64%); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (63.09%) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (60.66%).

Năm 2023 tiếp tục có 05/17 bộ có Chỉ số thành phần dưới 70%, có 12/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước", có duy nhất có 01/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần "Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN".

- Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" có giá trị trung bình là 78.35%, giảm 0.10% so với năm 2022. Bộ Giao thông vận tải đứng thứ nhất Chỉ số thành phần với giá trị 89.25%. Bộ Ngoại giao có kết quả 49.41%, đứng cuối Chỉ số thành phần.

Có 10/17 bộ có giá trị Chỉ số thành phần trên 80% và Bộ có giá trị thấp nhất với kết quả là 49.41%.

Có nhiều tiêu chí, tiêu chí thành phần tiếp tục ghi nhận nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ 100% số điểm, ví dụ như các tiêu chí thành phần: "Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức" (13/17 bộ); "Xây dựng, vận hành Hệ thống báo cáo của bộ" (08/17 bộ); "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" (14/17 bộ); "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" (08/17 bộ).

Giá trị trung bình của Tiêu chí thành phần "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" là 65.31%, có 03 đơn vị đạt tỷ lệ 100% điểm số, (năm 2022 chỉ có 02 đơn vị). Tiêu chí thành phần "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" có giá trị 52.94%, có 08/17 bộ không đạt điểm số tại tiêu chí thành phần này.

Một số tồn tại, hạn chế

Qua xác định Chỉ số CCHC năm 2023 đã chỉ ra cụ thể những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của các bộ:

- Một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính đã ban hành. Chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành chưa được đánh giá cao tại một số bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng không được hoàn thành kịp thời, đầy đủ.

- Vẫn còn một số bộ, cơ quan chưa hoàn thành 100% kế hoạch đúng tiến độ được giao trong việc xây dựng VBQPPL theo chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt. Một số bộ, cơ quan chưa thực hiện đánh giá tác động của TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL; chưa xử lý dứt điểm văn bản trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền kiến nghị.

- Chỉ số thành phần "Cải cách TTHC" có giá trị trung bình giảm nhiều nhất trong số các Chỉ số thành phần với giá trị giảm 6.90%. Kết quả đánh giá cải cách TTHC cũng cho thấy, còn nhiều bộ chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời việc công bố, công khai TTHC và kết quả giải quyết hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ và Website của các đơn vị trực thuộc bộ; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông còn hình thức, chưa đưa tất cả TTHC thực hiện tại bộ phận một cửa; chưa hoàn thành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC; tỷ lệ trễ hạn trong giải quyết hồ sơ TTHC còn cao tại một số bộ, cơ quan.

- Có 10/17 bộ không đạt điểm số tối đa tại tiêu chí "Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức".

- Cải cách tài chính công còn một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước và trong thực hiện quy định về sử dụng các nguồn tài chính và phân phối kết quả tài chính tại các ĐVSNCL. Có 06/17 bộ có giá trị điểm số giảm hơn so với năm 2022, trong đó, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có giá trị giảm điểm nhiều nhất với giá trị giảm 11.29% và 11.03%.

- Chỉ số thành phần "Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số" có giá trị trung bình giảm 0.10%. Có nhiều tiêu chí, tiêu chí thành phần tiếp tục ghi nhận nhiều bộ, cơ quan không đạt tỷ lệ 100% số điểm, ví dụ như: Tiêu chí thành phần "Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức" (13/17 bộ); tiêu chí thành phần "Xây dựng, vận hành Hệ thống báo cáo của bộ" (08/17 bộ); tiêu chí thành phần "Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình" (14/17 bộ); tiêu chí thành phần "Triển khai số hóa hồ sơ giải quyết TTHC" (08/17 bộ).

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi