Với giá cả như hiện nay, người thu nhập trung bình rất khó tiếp cận nhà ở

02/08/2022 13:50

(Chinhphu.vn) - Mặc dù trong thời gian qua, vấn đề nhà ở cho người lao động, người thu nhập thấp hết sức được quan tâm nhưng rõ ràng là trong chuỗi cung ứng nhà ở xã hội, người thu nhập trung bình rất khó tiếp cận nhà ở với giá cả như hiện nay. Với đồng lương của họ, trong vòng 20 năm, để tiếp cận nhà ở khá khó khăn.

Với giá cả như hiện nay, người thu nhập trung bình rất khó tiếp cận nhà ở - Ảnh 1.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nhà ở xã hội là trăn trở rất lớn

Nhà ở xã hội là trăn trở rất lớn

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, nhà ở xã hội là trăn trở rất lớn đối với trách nhiệm của Nhà nước và tình hình xã hội của chúng ta. Đây là chủ trương lớn kiên định, đảm bảo quyền của người dân được tiếp cận nhà ở.

Mặc dù trong thời gian qua, vấn đề nhà ở cho người lao động hết sức được quan tâm nhưng rõ ràng là trong chuỗi cung ứng nhà ở xã hội, trong đó đối tượng là người thu nhập trung bình rất khó tiếp cận nhà ở với giá cả như hiện nay. Với đồng lương của họ, trong vòng 20 năm, để tiếp cận nhà ở khá khó khăn.

Trong khi đó, các đối tượng xã hội thụ hưởng, tính cả đô thị và nông thôn, mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách nhưng vẫn còn nhiều vấn đề.

Thứ hai, là quan điểm đối với vấn đề nhà ở xã hội cần sự thống nhất chung để các nhà đầu tư, cũng như đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội không mặc cảm, không hiểu sai.

Có nghĩa là việc phát triển nhà ở xã hội phải bảo đảm đồng bộ trong quy hoạch về phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị (nếu là nhà ở xã hội tại đô thị) hoặc nếu ở nông thôn thì chúng ta cũng không ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của nhà ở xã hội khác với nhà ở bình thường. Nghĩa là về mức độ an toàn, môi trường, hạ tầng, kỹ thuật,… của nhà ở xã hội phải đảm bảo các nhu cầu sống của người dân.

Các chính sách về phát triển nhà ở xã hội phải hết sức đồng bộ, toàn diện.

Về quy hoạch hiện nay, trong đó về sử dụng đất đai, chúng ta đã có quy hoạch nhà ở đô thị tại nông thôn. Như vậy phải khẳng định, trong quy hoạch đô thị ở nông thôn, chúng ta hoàn toàn tính toán được, nhưng hiện nay tôi cho rằng đang rất thiếu.

Nếu lấy tiêu chí trung bình thu nhập khoảng 15 năm có thể tiếp cận mua nhà ở với diện tích tối thiểu, thì từ đó mới xác định được. Vì đây là nhu cầu thực tế và quyền của người dân nên từ góc độ này cần cân nhắc, tính toán kỹ tiêu chí thế nào là đối tượng cần sự quan tâm của Nhà nước để họ có quyền được mua nhà.

Nếu tính toán ở đô thị, ở nông thôn, qua thu nhập chính thức ổn định thì tính toán được, còn có những thu nhập hiện nay là lao động, việc làm không thường xuyên theo thời vụ… thì không đơn giản. Đối tượng này đều có những yêu cầu và quyền mua, do đó phải đánh giá lại cho trúng và đúng nhu cầu này.

Cân đối lại quy đất bố trí cho các phân khúc nhà ở thương mại

Phải nhìn nhận một điều, hiện nay nhu cầu nhà ở thương mại là rất bình thường và cũng là hoạt động bình thường của thị trường. Nhưng cần cân đối lại với tình hình dân số và dân số tăng thì chúng ta phải đánh giá hai yếu tố này. Từ đó để tính toán, cân nhắc, bố trí quỹ đất cho chuỗi cung ứng thương mại chất lượng cao với chuỗi cung ứng đối với người thu nhập trung bình.

Hiện nay chúng ta đang có sự mất cân đối ở khu vực mà chúng ta gọi là các đối tượng xã hội. Vấn đề này cần phải rà soát, đánh giá lại, từ đó có quy hoạch quỹ đất.

Tôi cũng đồng tình với việc hiện nay có những yếu tố không đoán định được, như khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển, các quy hoạch của địa phương tính toán dựa trên số liệu dự báo chưa đạt được.Việc đó làm cho khó khăn, dự báo này phải gắn với trách nhiệm của các nhà đầu tư.

Địa phương, doanh nghiệp phải có trách nhiệm về nhà ở xã hội khi phát triển các khu công nghiệp

Bên cạnh Nhà nước, chính quyền địa phương tính toán cân đối để quy hoạch thì các quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải gắn với việc họ phải dự báo, chịu trách nhiệm với nhu cầu về nhà ở, nhu cầu xã hội thiết yếu gắn với phát triển hạ tầng.

Tôi không muốn nói cứ mỗi khu công nghiệp kèm theo đó là quy hoạch khuôn gồm khu nhà ở, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại…

Phải tính toán trong quy hoạch chung của địa phương. Bên cạnh Nhà nước đứng ra lo nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội. Chúng ta có những ưu tiên, nhưng các doanh nghiệp đầu tư bất động sản cũng cần phải có trách nhiệm xã hội.

Các doanh nghiệp đầu tư bất động sản hoàn toàn có thể có những đóng góp, trách nhiệm của các nhà đầu tư đưa một lúc mấy chục nghìn công nhân vào thì địa phương phải cùng họ tính toán.

Đồng thời, yêu cầu ngoài trách nhiệm sản xuất thì các nhà đầu tư cũng cần phải có trách nhiệm về nhà ở và điều kiện thiết yếu cho người lao động.

Vấn đề này cũng phải gắn với trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài, nếu không các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đẩy hết gánh nặng lên chúng ta. Ví dụ, Đồng Nai, Bình Dương đang phái gánh trách nhiệm rất lớn về nhà ở xã hội.

Đâu đó ở các đô thị bộc lộ vấn đề chính quyền địa phương không nắm rõ được bao nhiêu và cũng không đánh giá được nhu cầu thực tế của công nhân. Trên thực tế, hạ tầng và sự gia tăng lực lượng lao động tự do đang vượt rất nhiều lần, từ đó không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về môi trường và chất lượng cuộc sống.

Trong vấn đề liên quan đến thuế, nên có gói chính sách đầy đủ, để đối với những đối tượng này, có ràng buộc trách nhiệm, cam kết lao động ổn định lâu dài của người được tiếp cận nhà ở trước cơ quan hữu quan.

Phải củng cố và bảo đảm tính pháp lý, bảo đảm cho họ tiếp cận nguồn vốn, chúng ta phải tính toán. Đây là trách nhiệm rõ ràng, Nhà nước bảo hộ, Nhà nước cũng phải tăng cường trách nhiệm với các chủ thể thông qua hợp đồng dân sự.

Tôi đồng tình với việc có quy hoạch đồng bộ, đầy đủ, quan trọng nhất là nguồn vốn ở đâu thì chúng ta đang nhìn vào 3 nguồn vốn của: Nhà nước; các doanh nghiệp thiện nguyện, bất động sản. Các doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn cần phải tham gia, bắt buộc phải tham gia.

Nếu chúng ta có quy hoạch tổng thể về mặt đô thị, nông thôn, có thiết kế cụ thể, kể cả về mặt tiêu chuẩn, kỹ thuật thì hoàn toàn huy động thêm xã hội hóa, nghĩa là những người dân có đất ở, đang sở hữu đất có thể tham gia, đáp ứng được các tiêu chuẩn nói chung.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi