TUYỂN SINH 2024: Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ cần lưu ý gì?

26/05/2024 10:03

(Chinhphu.vn) - Một số trường đại học sử dụng phương thức xét tuyển học bạ để tuyển sinh năm 2024. Dưới đây là một trong những điểm thí sinh cần lưu ý khi sử dụng phương án xét tuyển này.

TUYỂN SINH 2024: Thí sinh đăng ký xét tuyển học bạ cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

Theo dõi kỹ lịch xét tuyển học bạ

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh dùng kết quả điểm tích lũy của các học kỳ, ba năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển để làm căn cứ xét tuyển.

Phương thức này tạo điều kiện để học sinh giảm bớt áp lực ôn tập, thi cử. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội lớn với những thí sinh có kết quả học tập tốt ở bậc THPT, có thể sớm bước vào cánh cổng đại học rộng mở.

Thời gian để các sĩ tử đăng ký xét tuyển học bạ mỗi năm sẽ khác nhau. Tùy vào điều kiện, phương thức xét tuyển, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT mà các trường cao đẳng, đại học sẽ đưa ra các mốc thời gian xét tuyển khác nhau.

Các thí sinh nên theo dõi, cập nhật từng ngày về các thông tin của trường mà bản thân lựa chọn đặt nguyện vọng. Tránh lỡ mất thời gian xét tuyển, thí sinh nên đọc rõ các quy định và sớm hoàn thành các thủ tục về hồ sơ. Thí sinh cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét học bạ bởi nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.

Trong khi đó, ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Lưu ý điều kiện xét tuyển đi kèm

Tùy từng trường Đại học có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.

Khác với nhiều năm trước, năm 2024, một số trường đại học đặt thêm điều kiện khi xét tuyển học bạ.

Một điểm mới trong tuyển sinh của Đại học Ngoại thương năm nay là 2 phương thức xét tuyển học bạ có điều kiện đi kèm. Cụ thể, phương thức 1 là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; đoạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh ở lớp 11 và 12; thí sinh trường chuyên; Phương thức 2 là xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ THPT hoặc điểm SAT, ACT, A-Level.

Đối với Đại học Sư phạm Hà Nội, trường xét học bạ THPT theo các môn trong tổ hợp xét tuyển ở mỗi ngành. Đối với các ngành đào tạo giáo viên, thí sinh phải có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi ở tất cả kỳ học, riêng ngành Sư phạm Công nghệ chỉ cần lớp 12 học lực giỏi. Đối với các ngành ngoài sư phạm, điều kiện là học lực và hạnh kiểm khá.

Trong khi đó, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM không xét riêng học bạ mà thông báo xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí. Trong đó, tiêu chí học lực gồm kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT; năng lực khác gồm chứng chỉ, giải thưởng; hoạt động xã hội.

Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.

Cho dù xét học bạ, thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3. Đó là điều kiện tiên quyết

Nên hiểu rõ, việc xét tuyển học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển Đại học để tránh trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ.

Thêm vào đó, xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Thí sinh vẫn có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.

Với phương thức xét tuyển học bạ, các trường không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, thí sinh có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành và nhiều trường khác nhau, vì đây là hình thức xét tuyển riêng. Nếu trúng tuyển nhiều ngành thì sẽ được chọn ngành yêu thích nhất.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH từ 12/6/2025

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH từ 12/6/2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất khẩn trương điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi