Tổng thống Putin thăm Việt Nam: Tạo động lực chính trị cho quan hệ Việt - Nga

19/06/2024 13:03

(Chinhphu.vn) - Phó Giáo sư Kireeva (Đại học Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Nga) khẳng định: Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Putin tới Việt Nam lần này có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Chuyến thăm lần này được kỳ vọng sẽ tạo động lực chính trị cho quan hệ hai nước.

Tổng thống Putin thăm Việt Nam: Tạo động lực chính trị cho quan hệ Việt - Nga- Ảnh 1.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin lần này được kỳ vọng sẽ tạo động lực chính trị cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin lần này được kỳ vọng sẽ tạo động lực chính trị cho quan hệ hai nước

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đến Việt Nam, phóng viên TTXVN tại Moskva đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư chuyên ngành phương Đông học thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Nga Anna Kireeva về ý nghĩa chuyến thăm đối với quan hệ hai nước cũng như những nội dung được kỳ vọng trong chương trình nghị sự chuyến thăm.

Phó Giáo sư Kireeva khẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. 

Lần gần đây nhất ông Vladimir Putin đến thăm Việt Nam là vào năm 2017 khi tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). 

Chuyến thăm lần này được kỳ vọng sẽ tạo động lực chính trị cho quan hệ hai nước.

Đánh giá về chương trình nghị sự của chuyến thăm, Phó Giáo sư Kireeva nhấn mạnh rằng hiện nay do bối cảnh quốc tế thay đổi, Nga chú trọng tăng cường quan hệ với các nước Nam bán cầu, đặc biệt là các nước ở châu Á, nơi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò then chốt. 

Vì vậy, trước hết chuyến thăm nhằm khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ở mức độ cao giữa Việt Nam và Nga và là sự tái khẳng định những cam kết tuân thủ các nguyên tắc phát triển quan hệ của cả hai nước.

Nên thành lập một thể chế đặc biệt hỗ trợ hợp tác kinh tế Việt - Nga

Nội dung thứ hai của chuyến thăm là xây dựng chương trình nghị sự kinh tế, các hiệp định kinh tế, nhiệm vụ cụ thể mà cả hai bên phải đạt được và thực hiện vào năm 2030. 

Chuyến thăm cũng cho phép tổng kết những kết quả hai bên đã đạt được, ví dụ trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU).

Ngoài ra, nhà nghiên cứu của Đại học Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nga chỉ ra rằng hiện là thời điểm rất quan trọng khi Nga đang tái cơ cấu quan hệ kinh tế đối ngoại. 

Trong đó, bà khẳng định Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một nền kinh tế đang phát triển và hoàn toàn có khả năng mang lại những cơ hội rất lớn cho Nga ở góc độ đầu tư song phương, sản xuất, nông nghiệp, kết nối logistics, khai thác thị trường du lịch... 

Ở chiều ngược lại, Nga có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều khả năng trong lĩnh vực công nghệ số, xây dựng thành phố thông minh và cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là khi thủ đô của LB Nga là một trong những thành phố tiên tiến nhất trên thế giới về cơ sở hạ tầng đô thị.

Phó Giáo sư Kireeva cũng phân tích một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa hợp tác Nga-Việt trong nhiều lĩnh vực, mở rộng các kế hoạch hợp tác hiện có và cụ thể hóa những kế hoạch hợp tác mới.

Tăng khối lượng đầu tư lẫn nhau cũng là một điểm rất quan trọng. Để làm được điều này, bà Kireeva cho rằng nên thành lập một thể chế đặc biệt hỗ trợ hợp tác, đó có thể là một quỹ hoặc chương trình đặc biệt. 

Việt - Nga có thể cân nhắc hướng tới xây dựng một chương trình giáo dục chung

Lĩnh vực hợp tác tiếp theo là giáo dục. Theo Phó Giáo sư Nga, hai nước có thể cân nhắc hướng tới xây dựng một chương trình giáo dục chung, bao gồm hệ thống song bằng và thực tập thường xuyên hơn.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ông Putin tới thăm sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5 vào đầu tháng 5 vừa qua. 

Phó Giáo sư Kireeva nhấn mạnh điều này cho thấy đối với Nga, Việt Nam là đối tác quan trọng ở Đông Nam Á, cũng như khẳng định Việt Nam là ưu tiên cao hơn trong chính sách đối ngoại của Nga nói chung và không chỉ ở Đông Nam Á./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi