Tiêu chí công nhận bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền

18/07/2023 16:22

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Tiêu chí công nhận bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền - Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất tiêu chí công nhận bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền

Dự thảo nêu rõ tiêu chí công nhận bài thuốc gia truyền bao gồm:

1- Bài thuốc gia truyền là bài thuốc được gia đình, dòng tộc truyền lại từ hai đời trước đó, được điều trị cho nhiều bệnh nhân đạt hiệu quả.

2- Bài thuốc gia truyền đã sử dụng điều trị cho người bệnh và được ghi chép quá trình chẩn đoán, thời gian điều trị, số lần tái khám và kết quả điều trị. Có 100 người bệnh trở lên được sử dụng bài thuốc gia truyền. Trường hợp không có đủ danh sách 100 người bệnh thì phải làm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 để đánh giá tính an toàn hiệu quả của bài thuốc theo quy định của Luật dược.

3- Bài thuốc gia truyền có thành phần, cách bào chế, dạng bào chế, liều dùng, cách dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và xử lý khi tác dụng không mong muốn xảy ra.

4. Bài thuốc gia truyền phải được thử độc tính cấp và bán trường diễn tại cơ sở có đủ điều kiện để bảo đảm an toàn, hiệu quả.

5- Bài thuốc được sao chép, tham khảo trong các tài liệu đã công bố, xuất bản; Bài thuốc cổ phương hoặc cổ phương gia giảm hoặc được ghi chép trong các tài liệu y khoa đã được công bố thì không được công nhận là bài thuốc gia truyền.

Theo dự thảo, ng­ười đư­ợc cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền phải có đủ sức khoẻ và năng lực hành vi dân sự; có văn bằng tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên; được sở hữu hợp pháp bài thuốc gia truyền được gia đình, dòng tộc truyền lại và hiểu biết thành phần, công dụng, cách bào chế của bài thuốc gia truyền để điều trị chứng bệnh hoặc bệnh.

Tiêu chí công nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền

Cũng theo dự thảo, phương pháp chữa bệnh gia truyền được công nhận khi có được những tiêu chí sau:

1- Phương pháp chữa bệnh gia truyền là phương pháp được ghi chép lại từ hai đời trước của gia đình, dòng tộc, được điều trị cho nhiều bệnh nhân đạt hiệu quả.

2- Phương pháp gia truyền đã sử dụng điều trị cho người bệnh và được ghi chép quá trình chẩn đoán, thời gian điều trị, số lần tái khám và kết quả điều trị. Đã có ít nhất 100 người được điều trị bằng phương pháp chữa bệnh gia truyền. Trường hợp không có đủ danh sách 100 người bệnh thì phải làm thí điểm lâm sàng trên người bệnh để đánh giá tính an toàn, hiệu quả của phương pháp chữa bệnh.

3- Phương pháp chữa bệnh gia truyền phải có các bước thực hiện cụ thể và cách xử trí tai biến xảy ra.

4- Kỹ thuật, thủ thuật, phương pháp chữa bệnh có trong danh mục kỹ thuật đã được công bố thì không được công nhận là phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Dự thảo nêu rõ, người được cấp giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền  phải có đủ sức khoẻ và năng lực hành vi dân sự; có văn bằng tốt nghiệp trung cấp y trở lên; được sở hữu hợp pháp phương pháp chữa bệnh gia truyền được gia đình, dòng tộc truyền lại; hiểu biết về các bước thực hiện quy trình kỹ thuật cụ thể để thực hiện trên người bệnh (Trường hợp có sử dụng thuốc kết hợp để điều trị thì cần hiểu biết thành phần, công dụng, cách bào chế, gia giảm bài thuốc để phù hợp với chứng bệnh hoặc bệnh đó).

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi