LƯU Ý THÍ SINH THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

26/02/2025 12:12

(Chinhphu.vn) - Bộ GDĐT lưu ý về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; thông tin về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

LƯU Ý THÍ SINH THI TỐT NGHIỆP THPT 2025- Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương lưu ý liên quan đến trách nhiệm thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Lưu ý về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương lưu ý liên quan đến trách nhiệm thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Theo đó, quy định về trách nhiệm thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT cơ bản giữ ổn định; tuy nhiên một số nội dung quan trọng thí sinh cần lưu ý như sau:

Thí sinh học Chương trình GDPT 2018 chỉ được đăng ký các môn thi trong số các môn thí sinh được học ở lớp 12.

Thí sinh phải có mặt tại điểm thi ngay từ đầu buổi thi và chỉ được ra khỏi điểm thi khi hết giờ thi bài thi tự chọn (kết thúc cả 2 môn thi tự chọn). Trước đây, thí sinh chỉ thi môn thi thứ 2 trong bài thi tự chọn thì có thể đến trước giờ thi môn thi thứ hai 15 phút. Tuy nhiên từ năm 2025, thí sinh phải đến ngay từ đầu buổi thi.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu vẫn được phép sử dụng để miễn thi nhưng không được quy đổi thành 10 điểm trong xét công nhận tốt nghiệp như trước đây.

Thí sinh sẽ không được cộng điểm nghề như trước đây điều này được thực hiện theo thiết kế của Chương trình GDPT 2018.

Từ năm 2025, các thí sinh là người nước ngoài học THPT tại Việt Nam được phép sử dụng chứng chỉ tiếng Việt để miễn thi môn ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp.

GS.TS Huỳnh Văn Chương cũng cho biết thêm, từ năm 2025, tất cả các thí sinh đều có thể đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến (kể cả thí sinh tự do, các năm trước đăng ký bản giấy).

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan khác để tiếp tục tích hợp và liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu để giảm thiểu các hồ sơ thí sinh phải nộp đặc biệt là các hồ sơ minh chứng để hưởng chế độ ưu tiên chính sách.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 quan tâm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức

Về đề thi tốt nghiệp, GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT phục vụ công tác tuyển sinh là 1 trong 3 tiêu chí của Kỳ thi tốt nghiệp THPT với mong muốn giảm chi phí, giảm áp lực và tăng tính công bằng giữa học sinh các vùng miền trên cả nước.

Để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu này theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, Nghị quyết 88 của Quốc hội và các Nghị quyết, chỉ đạo, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kết quả thi phải đủ độ tin cậy, có tính phân hóa cho mục tiêu tuyển sinh. Theo đó đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã có một số thay đổi quan trọng.

Cụ thể là thay đổi về định dạng cấu trúc để phù hợp tốt hơn cho việc đánh giá năng lực người học. Đồng thời định dạng cấu trúc mới cũng góp phần làm tăng tính phân hóa của đề thi, đặc biệt là các định dạng mới là dạng đúng/sai và dạng trả lời ngắn.

Đề thi phân bố tỷ lệ câu hỏi các cấp độ tư duy biết, hiểu, vận dụng là 4 : 3 : 3. Tỷ lệ biết và hiểu khoảng 70% nghiêng về mục đích tốt nghiệp; trong khi tỷ lệ hiểu và vận dụng khoảng 60% sẽ có tác dụng phân hóa tốt phục vụ mục đích tuyển sinh.

GS.TS Huỳnh Văn Chương cho biết thêm: Đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức mà tập trung hướng đến nhiều hơn vào việc đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo đó sẽ có nhiều câu hỏi được xây dựng từ các tình huống thực tế trong đời sống, khoa học, xã hội, giúp thí sinh thấy rõ mối liên hệ giữa kiến thức học được và thế giới xung quanh.

Đề thi Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Một điểm mới đáng chú ý là môn Ngữ văn có thể sẽ sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi xây dựng đề thi. 

Điều này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn bản của học sinh trong các tình huống thực tế, tránh học tủ, học thuộc lòng máy móc. 

Ngữ liệu có thể bao gồm các đoạn văn, thơ, hoặc tình huống mang tính thời sự, đời sống xã hội.

Bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 

Cũng theo Cục trưởng Huỳnh Văn Chương, việc bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là vấn đề được nhiều người quan tâm. 

Trong Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã có điều khoản chuyển tiếp riêng về vấn đề này. 

Cụ thể: Trong năm 2025, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức xây dựng 2 bộ đề thi (1 bộ đề thi theo chương trình cũ và 1 bộ đề thi theo Chương trình GDPT 2018).

Các thí sinh học theo Chương trình GDPT 2006 và trước đó, chưa tốt nghiệp sẽ được dự thi với đề thi được xây dựng tương tự như đề thi năm 2024 và các năm trước đó.

Các thí sinh học theo Chương trình GDPT 2006, đã tốt nghiệp THPT nhưng có mong muốn dự thi năm 2025 để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể chọn để dự thi theo đề thi của Chương trình GDPT 2006 hoặc đề thi theo Chương trình GDPT 2018.

Việc tổ chức thi cho các thí sinh dự thi theo đề thi của chương trình GDPT 2006 sẽ được giữ ổn định như năm 2024.

LƯU Ý THÍ SINH THI TỐT NGHIỆP THPT 2025- Ảnh 2.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được chuẩn bị từ sớm, từ xa

Chiều 19/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tham dự có Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục.

Báo cáo tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương đã thông tin về những khác biệt cơ bản giữa mô hình tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với Kỳ thi năm 2024, đồng thời cho biết về tiến độ công tác chuẩn bị cho Kỳ thi đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, với tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác chuẩn bị cho Kỳ thi đã được Bộ GD&ĐT thực hiện từ sớm, từ xa. Đến thời điểm này cơ bản hệ thống văn bản, hướng dẫn, Chỉ thị đã được ban hành.

Bộ GD&ĐT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/10/2024 về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng có Chỉ thị về thi ngay từ đầu năm học.

Kế hoạch tổ chức kỳ thi, Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được ban hành sớm hơn trước 4 tháng so với những năm trước. Hiện dự thảo hướng dẫn tổ chức thi đang trong quá trình lấy ý kiến, dự kiến ban hành vào đầu tháng 3/2025.

Để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. 

Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tháng 10/2024, Bộ GD&ĐT đã công bố 18 đề tham khảo đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT ban hành, đồng thời bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập trung chủ yếu ở lớp 12 giúp cho giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng.

Hệ thống công nghệ, kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ cho kỳ thi đều được triển khai theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo kịp thời cho công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Về phía địa phương, đến thời điểm này, hầu hết các địa phương đã ban hành Chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo đối với ngành Giáo dục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng và quy chế thi của Bộ GD&ĐT.

Các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp THPT, ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn - và tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ GD&ĐT đã công bố.

Bộ GD&ĐT sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi; hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi.

Bên cạnh đó, Bộ GT&ĐT cũng tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức Kỳ thi, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…

Các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm toàn diện Kỳ thi tại địa phương. 

Đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.

LƯU Ý THÍ SINH THI TỐT NGHIỆP THPT 2025- Ảnh 3.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với tinh thần thận trọng

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị đã thông tin về công tác phối hợp, triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Những thuận lợi, khó khăn, đề xuất cách thức, giải pháp để tổ chức Kỳ thi đảm bảo các yêu cầu đặt ra cũng đã được trao đổi.

Lưu ý tinh thần chung là dù Kỳ thi theo cách thức mới hay cũ cũng không chủ quan, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã có những nhận định cụ thể về thuận lợi, thách thức trong tổ chức Kỳ thi năm 2025 và yêu cầu các đơn vị Vụ, Cục dự báo trước được các vấn đề có thể đặt ra để hạn chế tối đa khó khăn, đồng thời tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cho địa phương.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự chủ động trong công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ở tất cả các khâu, đặc biệt là chuẩn bị về mô hình thi, cách thức tổ chức thi, khâu làm đề thi… 

Theo Bộ trưởng, các bước chuẩn bị cho Kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.

Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…

Với Kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý tới khâu tập dượt để rút kinh nghiệm.

“Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi”, nhấn mạnh chỉ đạo này, Bộ trưởng cũng nhắc tới yêu cầu về tăng cường phân cấp, tinh gọn và chịu trách nhiệm của các địa phương trong tổ chức Kỳ thi.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi