Thống đốc NHNN giải trình về điều hành chính sách tiền tệ

29/10/2022 11:10

(Chinhphu.vn) - Trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, chúng ta luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn. Nhưng mục tiêu xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Còn trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu.

Thống đốc NHNN giải trình về điều hành chính sách tiền tệ - Ảnh 1.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cảm ơn sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động của ngân hàng. 

NHNN trân trọng và tiếp thu những ý kiến đánh giá, góp ý để nghiên cứu trong quá trình điều hành thời gian tới, hướng tới điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, phát triển kinh tế của đất nước.

Tín dụng và tỷ giá là vấn đề mang tính toàn cầu

Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 28/10, báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất, tín dụng và tỷ giá Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, đây là những vấn đề nhận được sự quan tâm của không chỉ doanh nghiệp và người dân ở trong nước, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu.

Thống đốc cho biết, bối cảnh năm 2022 có nhiều biến động lớn và khó khăn hơn nhiều so với những gì chúng ta đánh giá vào cuối năm 2021. 

Cuối năm 2021, trên thế giới có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời nhưng đến giờ, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới. Thống kế cho thấy khoảng 80 nước trên thế giới đang có mức lạm phát từ hai con số trở lên.

Để ứng phó với lạm phát, ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới đã tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn dự kiến. 

Đặc biệt, Fed đã năm lần tăng lãi suất mục tiêu và chỉ dẫn sẽ tiếp tục tăng ở mức cao khoảng 4,5 - 4,7% vào giữa năm 2023. Đồng đô la Mỹ tăng cao và làm cho đồng tiền trên thế giới và khu vực mất giá mạnh, nhiều đồng tiền mất giá khoảng 10 - 30%. 

Dự trữ ngoại hối nhà nước của các nước đều suy giảm mạnh, ước tính dự trữ của các nước giảm đến 1.000 tỷ đô la Mỹ. Những diễn biến này đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho NHTW các nước trên thế giới.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán… diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ - ngân hàng

Trong nước, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ - ngân hàng. 

Trong khi đó, chính sách tiền tệ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ - có thể nói là đa mục tiêu, nhiều mục tiêu thậm chí chồng chéo nhau. 

Và ngay cả trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, nhiệm vụ đặt ra cho NHNN là phải điều hành chính sách tiền tệ để cố gắng giảm được lãi suất từ 0,5 đến 1% trong 2 năm 2022 - 2023. Đây là nhiệm vụ thực sự khó khăn trong bối cảnh này.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, NHNN đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý. 

Qua đó đã góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, và cả năm 2022 ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.

Về tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đã tăng trên 11%; so với cùng kỳ 2021, tín dụng tăng đến 16-17% là mức rất cao. 

Đây cũng là một yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế chúng ta đạt ở mức dự kiến 8% cho cả năm nay và là mức đáng ghi nhận so với tăng trưởng kinh tế thấp của các nước trên thế giới và trong khu vực.

Đối với tỷ giá, NHNN cũng đã theo dõi sát và điều hành cho phép linh hoạt ở mức độ phù hợp trong tổng thể với tất cả các công cụ khác để ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trong 9 tháng đầu năm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được điều tiết tốt và thậm chí có dư thừa. Mặt bằng lãi suất tuy không giảm, nhưng chỉ tăng từ 0,3-0,4% so với cuối năm trước. Đây là một diễn biến phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế.

Thị trường tiền tệ, ngoại hối biến động rất mạnh

Tuy nhiên, sang tháng 10/2022, thị trường tiền tệ và ngoại hối biến động rất mạnh. Theo đánh giá của NHNN chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng. 

Đặc biệt, trên thị trường cũng có những thông tin không đúng sự thật, tác động rất mạnh đối với hoạt động của các tổ chức tín dụngD cũng như những diễn biến, đặc biệt là trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp trong công tác điều hành. 

Về phía NHNN cũng đã chủ động, linh hoạt, đánh giá và xác định trọng tâm, trọng điểm trong thời gian này, đó là phải làm thế nào đảm bảo ổn định được hoạt động của hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức tín dụng.

Đối với thị trường ngoại hối, NHNN phải điều hành chủ động, linh hoạt, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. 

Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để ổn định tỉ giá và thị trường ngoại hối. Sự ổn định của thị trường ngoại hối là vô cùng quan trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 

Thực tế điều hành cho thấy, nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên những tác động của kinh tế thế giới đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước là điều tất yếu. 

Chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những biến động như vậy.

Chính sách tiền tệ: Trong ngắn hạn phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu

Thống đốc nhấn mạnh, trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ, chúng ta luôn cần đánh giá, xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn. Nhưng mục tiêu xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống để góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thống đốc cũng cho rằng, trong ngắn hạn có thể cần phải lựa chọn đánh đổi giữa các mục tiêu. 

Ví dụ, để ổn định thị trường ngoại hối chúng ta phải chấp nhận tỉ giá, lãi suất tăng lên. Đối với doanh nghiệp, khi lãi suất tăng có thể ảnh hưởng một chút đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nhưng với sự ổn định của thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng, chúng ta sẽ có điều kiện để tăng tốc, phát triển hơn. 

Hoặc đối với tín dụng, nếu nới room tín dụng thì sẽ áp lực đối với thị trường tỉ giá và ngoại hối. Thực tế, nếu vừa qua NHNN điều chỉnh tăng room tín dụng, thì trước những diễn biến tháng 10 sẽ gây khó khăn đến thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các TCTD.

Xem xét, tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, NHNN đề nghị Bộ Công Thương có phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng như vậy và có những giải pháp phù hợp. 

Về điều hành tín dụng, NHNN luôn quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu. 

Tại Chỉ thị đầu năm Thống đốc đều yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. 

Trong tháng 3/2022, trước sự biến động phức tạp của xăng dầu, NHNN đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. 

Tổng hợp nhanh số liệu từ các ngân hàng cho thấy, tổng hạn mức cấp cho 16 doanh nghiệp xăng dầu hiện nay là 103 nghìn tỉ đồng, mới sử dụng đến khoảng 58 nghìn tỉ đồng, và hạn mức chưa sử dụng còn 44 nghìn tỉ đồng.

Về cung ứng ngoại tệ, vừa qua NHNN cũng đảm bảo ổn định sản xuất trong nước, can thiệp ngoại tệ và riêng 9 tháng đầu năm, đối với một số doanh nghiệp xăng dầu như Nghi Sơn, Bình Sơn, Tập đoàn xăng dầu… lượng ngoại tệ bán ra phải 10 tỉ USD cho các doanh nghiệp này.

Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%: NHNN sẽ có báo cáo tổng thể

Về Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, NHNN đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, về thực tiễn, số liệu được rất ít. 

NHNN cũng thấy được sự giám sát từ sớm từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác. NHNN cùng các Bộ, ngành sẽ đánh giá trong thời gian tới. 

Vừa qua, NHNN cũng đã tổ chức các cuộc khảo sát liên ngành, đi đến các địa phương. Có địa phương, trong số 183 khách hàng đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ nhưng có tới 126 khách hàng không quan tâm đến hỗ trợ lãi suất, 46 khách hàng chưa có phản hồi. 

Đây là điểm cần quan tâm và trong thời gian tới NHNN sẽ phối hợp để đánh giá và có báo cáo tổng thể, trên cơ sở tiếp tục khảo sát và báo cáo Chính phủ và Quốc hội.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi