Thanh tra thi tốt nghiệp THPT 2024: Độc lập, không bỏ sót, khoảng trống, không bị động

06/05/2024 10:28

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT yêu cầu chỉ đạo, tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nguyên tắc độc lập của hoạt động thanh tra, kiểm tra, không bỏ sót, khoảng trống, không bị động.

Thanh tra thi tốt nghiệp THPT 2024: Độc lập, không bỏ sót, khoảng trống, không bị động

 Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. 

Theo đó, mục đích thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời nắm tình hình tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024; đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, khách quan, đúng Quy chế thi và các văn bản liên quan; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.

Đồng thời, phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm (nếu có); kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định liên quan đến Kỳ thi những năm tiếp theo.

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn

Về yêu cầu, kế hoạch của Bộ GD&ĐT nhấn mạnh tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, Quy chế thi; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở GD&ĐT và các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi. Cụ thể như sau:

Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi theo thẩm quyền.

UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ (nếu có) và các quy định pháp luật, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm Quy chế thi.

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho các Sở GD&ĐT, cơ sở đào tạo trong công tác tổ chức, tham gia thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.

Ngoài việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu chỉ đạo, tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo nguyên tắc độc lập của hoạt động thanh tra, kiểm tra, không bỏ sót, khoảng trống, không bị động.

Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra thi khoa học, phù hợp, không chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Điều động cơ sở đào tạo làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phù hợp, khách quan; không bố trí cơ sở đào tạo của địa phương làm việc trực tiếp tại địa phương (trừ trường hợp đặc biệt, bất khả kháng).

Đề xuất phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm 2025

Tổng kết đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT từ năm 2021 đến năm 2024, kịp thời có hình thức động viên khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp cho công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT từ năm 2021 đến năm 2024; đề xuất phương án thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm 2025.

Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ thành lập các đoàn của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia làm việc với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, Hội đồng thi.

Sở GD&ĐT tham mưu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị thi, tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương bảo đảm theo quy định của Quy chế thi.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp đơn vị hành chính

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

TOÀN VĂN: Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi