Sửa Luật Đất đai: Làm thế nào xác định chính xác giá đất phổ biến trên thị trường?

14/08/2022 18:28

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất hàng năm. Nhưng vấn đề cốt lõi là làm sao xác định được chính xác giá đất phổ biến trên thị trường, trong khi giá đất thường xuyên biến động? Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ về các phương pháp xác định giá đất.

Bỏ khung giá đất: Bước đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai

Hội Luật gia thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội Tô Thị Thanh Hương, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã phần nào tháo gỡ được một số điểm nghẽn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Đất đai trong 8 năm qua. 

Việc bỏ khung giá đất được xem là bước đột phá trong việc sửa đổi Luật Đất đai lần này, tạo điều kiện cho các địa phương được chủ động xác định giá đất sát thực với giá đất thị trường để đạt được mục tiêu hoàn thiện cơ chế giá đất. 

Nhà nước xác định giá đất sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồ đất và làng tăng thu thuế, phí và lệ phí từ đất cho Nhà nước.

Sửa Luật Đất đai: Làm thế nào xác định chính xác giá đất phổ biến trên thị trường? - Ảnh 1.

Quang cảnh Hội nghị

Cần quy định cụ thể hoạt động giải phóng mặt bằng, đảm bảo hài hòa lợi ích, không để người dân bị thiệt

Tuy nhiên, nhiều quy định cần chi tiết ở Dự thảo vì trong 237 Điều của Luật có hơn 70 Điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Do đó, đề nghị Dự thảo Luật càng chi tiết cụ thể để khi có hiệu lực các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức và người dân có thể thực hiện được ngay.

Chủ tịch Hội Luật gia quận Tây Hồ Lê Trung Đức cho rằng, thực tiễn nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đang phát triển mạnh là do dựa vào nguồn lực đất đai, được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước. Trong khi đó, người dân được hưởng lợi ít, thậm chí, không được hưởng lợi, nhất là người nông dân gắn với đất một cách thỏa đáng, nhất là giá đền bù đất luôn được quy định thấp hơn giá thị trường. 

Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai cần phải ban hành cụ thể cho hoạt động đền bù giải phóng mặt bằng theo hướng đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư với việc xác định người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực, dân bàn, dân tham gia, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và không ai bị bỏ lại phía sau, khi đó, sẽ giảm được lãng phí, tiêu cực, giảm tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai…

Vấn đề cốt lõi là làm thế nào để xác định chính xác giá đất phổ biến trên thị trường?

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất hàng năm. Nhưng vấn đề cốt lõi là làm sao xác định được chính xác giá đất phổ biến trên thị trường bằng cách nào? Trong khi giá đất thường xuyên biến động. 

Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ về các phương pháp xác định giá đất. Thành lập cơ quan chuyên trách chuyên môn tư vấn xác định giá đất phải độc lập.

Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh phải là Hội đồng độc lập với UBND cấp tỉnh, tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi mà cần phải được quy định cụ thể trong Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Luật gia; các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết của Luật. Các ý kiến góp ý sẽ được Hội Luật gia TP Hà Nội tiếp thu, tổng hợp làm cơ sở tham gia đóng góp hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ xem xét hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ bằng 2 lần mức trợ cấp theo quy định.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi