Sẽ đề xuất điều chỉnh quy định về BHYT, đi học... để không phụ thuộc vào đăng ký cư trú với người chưa thành niên

22/04/2025 11:16

(Chinhphu.vn) - Bộ Công an sẽ kiến nghị, đề xuất các cơ quan, ban ngành có liên quan điều chỉnh những quy định về chính sách bảo hiểm y tế, đi học... để không phụ thuộc vào đăng ký cư trú, ảnh hưởng tới quyền lợi của người chưa thành niên.

Sẽ đề xuất điều chỉnh quy định về BHYT, đi học... để không phụ thuộc vào đăng ký cư trú với người chưa thành niên

Cử tri nêu khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Cư trú hiện hành đề nghị Bộ nghiên cứu sớm có giải pháp tháo gỡ:

+ Trường hợp 1: chỗ ở hợp pháp là nhà của ông bà tổ tiên để lại, đã có kê khai năm 1979, các thành viên trong gia đình đều có đăng ký thường trú và cư ngụ tại căn nhà nhiều năm nay, nhưng đến nay vì một số lý do khác nhau mà chưa thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

 Trong gia đình, có sinh một hay nhiều thành viên mới, ông, bà, cha, mẹ của cháu đăng ký thường trú cho cháu tại chỗ ở hợp pháp cùng với gia đình nhưng cơ quan đăng ký cư trú không đồng ý đăng ký thường trú cho cháu cùng ở chung hộ với ông bà, cha mẹ với lý do ông bà, cha mẹ chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên không chứng minh được chỗ ở hợp pháp là chủ sở hữu nhà.

 Như vậy, cháu không thể đăng ký thường trú được cùng ở với ông bà cha mẹ, ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu vì không được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với trẻ em như: bảo hiểm y tế, đi học trong giai đoạn hiện nay.

+ Trường hợp 2: chỗ ở hợp pháp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nhưng chủ quyền sở hữu là ông, bà (người quá cố), thành viên trong gia đình chưa làm thủ tục đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thủ tục thừa kế di sản. 

Trường hợp này cơ quan đăng ký thường trú không đồng ý cho cháu nhỏ đăng ký thường trú hoặc thành viên lớn tuổi trong gia đình đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp trên, mà cơ quan đăng ký thường trú yêu cầu gia đình phải làm thủ tục để có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên của người bảo lãnh đăng ký thường trú thì mới chứng minh chỗ ở hợp pháp là chủ sở hữu nhà, lúc đó mới có thể có ý kiến đồng ý khi làm thủ tục đăng ký thường trú cho thành viên mới.

+ Trường hợp 3: có hợp đồng thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước thời gian lâu dài (mỗi hợp đồng thuê thời hạn 60 tháng, đã nhiều lần gia hạn - hơn 12 năm trở lên). Trước đây, áp dụng theo Luật cư trú năm 2003, Luật Cư trú năm 2013 thì người thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước thì được đăng ký thường trú tại địa chỉ thuê nhà. 

Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực, cơ quan giải quyết đăng ký cư trú không giải quyết đăng ký thường trú, tạm trú cho cháu nhỏ được vì không có ý kiến của cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có đồng ý hay không đồng ý cho cháu nhỏ mới sinh đăng ký thường trú tại địa chỉ thuê nhà ở cùng với cha mẹ.

Từ các trường hợp cụ thể nêu trên, cử tri đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, chỉ đạo khắc phục các vướng mắc để các cơ quan thực hiện đăng ký cư trú cho công dân theo Luật Cư trú, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

Về kiến nghị nêu trên của cử tri, Bộ Công an trả lời như sau:

Ngày 26/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021) có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2025, theo đó nội dung Điều 7 Nghị định này đã giải quyết được việc đăng ký thường trú cho người chưa thành niên đăng ký thường trú lần đầu thì Cảnh sát khu vực không cần xác minh “chỗ ở hợp pháp” và có “thực tế cư trú hay không”; bố, mẹ của người chưa thành niên có hộ khẩu ở đâu thì người chưa thành niên được đăng ký hộ khẩu về đó (không yêu cầu là nhà có sổ đỏ chưa, có làm thừa kế chưa...).

Trong thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật về công tác đăng ký, quản lý cư trú, trong đó giải quyết, khắc phục những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến việc đăng ký cư trú lần đầu cho người chưa thành niên.

Đồng thời, kiến nghị, đề xuất các cơ quan, ban ngành có liên quan điều chỉnh những quy định về chính sách bảo hiểm y tế, đi học... để không phụ thuộc vào đăng ký cư trú, ảnh hưởng tới quyền lợi của người chưa thành niên.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất khẩn trương điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi