Xây dựng Thủy Nguyên trở thành thành phố quốc tế, đô thị sinh thái thông minh

17/11/2023 19:39

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2045.

Xây dựng Thủy Nguyên trở thành thành phố quốc tế, đô thị sinh thái thông minh

Nâng tầm vị thế đô thị Thủy Nguyên

Mục tiêu phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2045 nhằm cụ thể hóa những chiến lược, định hướng phát triển của quốc gia và của thành phố Hải Phòng; nâng tầm vị thế đô thị Thủy Nguyên trở thành trung tâm kinh tế đa ngành của thành phố Hải Phòng và của vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng.

Đồng thời, xây dựng, phát triển đô thị Thủy Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, hướng tới thành phố quốc tế, thành phố sinh thái thông minh; phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Đô thị mới Thủy Nguyên là đô thị loại III vào năm 2025 hướng tới đô thị loại II vào năm 2035 với mô hình thành phố thuộc thành phố Hải Phòng.

Thủy Nguyên là trung tâm hành chính, chính trị mới của thành phố Hải Phòng; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa thể dục thể thao, y tế, giáo dục; là trung tâm nghề cá vùng duyên hải Bắc Bộ; là đô thị thông minh, sinh thái, thân thiện với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh.

Dự báo về quy mô dân số đến năm 2035: khoảng 600.000 người; đến năm 2040: khoảng 645.000 người; đến năm 2045: khoảng 725.000 người.

Sớm đưa Thủy Nguyên lên đô thị loại III giai đoạn trước mắt và hướng tới đô thị loại II trong tương lai

Một trong những yêu cầu chính về nội dung quy hoạch là yêu cầu về phân tích đánh giá hiện trạng. Trong đó, phân tích vị trí, đánh giá điều kiện tự nhiên. Tập trung đánh giá phân tích về vị trí vai trò của Thủy Nguyên trong toàn thành phố và các mối liên hệ của Thủy Nguyên với vùng đô thị hiện hữu Nam sông Cấm cũng như với các vùng phụ cận thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh từ đó tìm ra các lợi thế so sánh, các hạn chế trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác phát triển giữa các đô thị.

Phân tích đánh giá về hiện trạng dân số, sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Tập trung đánh giá quá trình tăng trưởng dân số, cơ cấu dân số, lao động trong đó lưu ý sự tăng trưởng cơ học gắn với sản xuất công nghiệp, dịch vụ từ khi phát triển Khu công nghiệp đô thị VSIP, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Khu công nghiệp Bến Rừng...

Đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị. Rà soát đánh giá chất lượng đô thị và đối chiếu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ tiêu của đô thị loại III và hướng tới loại II để tìm ra hướng đầu tư trọng điểm sớm đưa Thủy Nguyên lên đô thị loại III giai đoạn trước mắt và hướng tới đô thị loại II trong tương lai.

Phân tích và làm rõ vị thế, vai trò của Thủy Nguyên trong định hướng tổng thể thành phố Hải Phòng

Yêu cầu cụ thể về tiền đề và dự báo phát triển là phân tích vai trò vị thế, tiềm năng, động lực phát triển:

Phân tích, làm rõ các Nghị quyết, Quyết định, văn bản pháp lý, các chủ trương và chính sách của: Đảng, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến phát triển thành phố Hải Phòng; phân tích các tác động của Quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành mới, mang lại những động lực, tiềm năng mới cho thành phố Thủy Nguyên.

Phân tích và làm rõ vị thế, vai trò của thành phố Thủy Nguyên trong định hướng tổng thể thành phố Hải Phòng, cũng như trong vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời làm rõ các kết nối chia sẻ hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Đánh giá được động lực, tiềm năng chính, cơ chế chính sách, quỹ đất, tính đa dạng văn hóa, lịch sử và các đặc trưng về địa lý, kinh tế, cảnh quan, môi trường.

Xác định tính chất, chức năng đô thị, tính chất, chức năng cần phù hợp với các định hướng phát triển được xác định trên cơ sở các Nghị quyết, Quyết định, văn bản pháp lý, các chủ trương và chính sách của: Đảng, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh đối với thành phố Hải Phòng và vùng đồng bằng sông Hồng.

Tính chất, chức năng của thành phố Thủy Nguyên cần nghiên cứu và bổ sung so với đồ án Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng được duyệt năm 2023 để đảm bảo thành phố phát huy được tối đa các lợi thế về vị trí, vị thế, vai trò của một đô thị cửa ngõ...

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán từ 90 ngày xuống còn 30 ngày.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi