Quyết định 215-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương

02/01/2025 13:39

(Chinhphu.vn) - Theo Quyết định số 215-QĐ/TW, ngày 28/12/2024 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính Trung ương có 10 đơn vị trực thuộc.

Quyết định 215-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương- Ảnh 1.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, đơn vị

Theo Ban Nội chính Trung ương, ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, trong đó có Ban Nội chính Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở Trung ương.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thông báo: Tại Phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 27/12/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và thông qua dự thảo các quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Chức năng của Ban Nội chính Trung ương

Theo Quyết định số 215-QĐ/TW, ngày 28/12/2024 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính Trung ương có chức năng là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban Chi đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Quyết định 215-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương- Ảnh 2.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương cho đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương

Nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương

Ban Nội chính Trung ương có nhiệm vụ: 

(1) Nghiên cứu, tham mưu; 

(2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; 

(3) Thẩm định: Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đề án, các chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 

(4) Tham gia về công tác tổ chức, cán bộ; 

(5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Cơ quan Thường trực của Ban Chi đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo quy định của Bộ Chính trị, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; 

(6) Tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Nội chính Trung ương theo quy định. 

(7) Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp theo quy định và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền. 

(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.

Quyền hạn của Ban Nội chính Trung ương

Quyền hạn của Ban Nội chính Trung ương gồm: 

Yêu cầu các cơ quan nội chính, tư pháp Trung ương, các ban, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; 

Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm việc, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ. 

Tham dự các cuộc họp, hội nghị của các ban, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương, các cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo và các phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh.

Các đơn vị trực thuộc Ban Nội chính Trung ương

Ban Nội chính Trung ương có các đơn vị trực thuộc, gồm: 

(1) Vụ Tham mưu xử lý vụ án, vụ việc; 

(2) Vụ Pháp luật; 

(3) Vụ Nghiên cứu tổng hợp; 

(4) Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; 

(5) Vụ Cơ quan nội chính; 

(6) Vụ Cải cách tư pháp; 

(7) Vụ Địa phương I (tại Hà Nội); 

(8) Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng); 

(9) Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh); 

(10) Văn phòng.

Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; 

Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan Thường trực của các Ban Chỉ đạo này; 

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chi đạo theo quy định.

Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương với các ban, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương là quan hệ phối hợp, trao đổi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban, quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan và theo các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư./.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi