QUY ĐỊNH MỚI về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

15/07/2024 07:31

(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó quy định trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/7/2024.

QUY ĐỊNH MỚI về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

  • Hướng dẫn cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

    Hướng dẫn cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừngĐỌC NGAY

Đối tượng và nội dung trợ cấp: hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mức trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng

 Theo Nghi định, mức trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:

Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;

Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;

Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;

Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Điều kiện được trợ cấp gạo:

Đối tượng quy định nêu trên được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng, phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

+  Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; thực hiện bảo vệ rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; trồng rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;

+ Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng; thực hiện khoán bảo vệ rừng, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

 Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành.

 Thực hiện trợ cấp gạo từ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy; tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi thôn nơi hộ gia đình cư trú. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lần trợ cấp nhưng tối đa 3 tháng một lần;

 Căn cứ vào dự án về trợ cấp gạo được duyệt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo lập danh sách các hộ gia đình tham gia, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình.

 Trợ cấp gạo được thực hiện khi hộ gia đình bắt đầu thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng thay thế nương rẫy.

Thực hiện trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia:

 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách, số lượng gạo hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính; trên cơ sở đề nghị của địa phương và ý kiến của Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ gạo cho địa phương;

 Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao Tổng cục Dự trữ Nhà nước xuất cấp gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho các địa phương theo đúng quy định. Chủ đầu tư hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo tổ chức cấp gạo cho các hộ gia đình theo quy định.

Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/7/2024.

  • Tham khảo thêm

    Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn

    Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn
  • Tham khảo thêm

    Nhiều chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất

    Nhiều chính sách hỗ trợ đối với rừng sản xuất
Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

TOÀN VĂN: NGHỊ ĐỊNH 154/2025/NĐ-CP quy định về TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025; thay thế Nghị định số 29/2023.

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chi tiết 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Đề xuất khẩn trương tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội đề xuất khẩn trương điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; sớm tăng lương cho cán bộ, công chức; xây dựng bảng lương đặc thù cho ngành y tế.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi