Quy định mới về mức chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình

07/11/2023 08:51

(Chinhphu.vn) - Nghị định 76/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó, quy định về mức chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

Quy định mới về mức chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình

Cụ thể, ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

 Mức chi quy định tại Nghị định này là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi quy định tại Nghị định này để thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

 Đối với các khoản chi có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

 Đối với các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức quy định tại các Điều 34, 35 và 41 Nghị định này (Chi tổ chức thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình: Chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; Chi hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết) chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Chỉ hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục

 Chi thông tin, truyền thông, giáo dục thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

 Chi thông tin, truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng: Nội dung và mức chi nhuận bút xây dựng bản tin, phóng sự, tọa đàm về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ về chi chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

 Chi thông tin, truyền thông, giáo dục thông qua loa truyền thanh theo quy định của Chính phủ về chi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

 Chi sản xuất và phát hành băng rôn, panô, áp-phích, tranh cổ động: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ và quy định của pháp luật về đấu thầu.

 Chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng:

 Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi; số buổi luyện tập tối đa cho một chương trình là 10 buổi;

 Bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn: Tối đa 300.000 đồng/người;

 Bồi dưỡng người dẫn chương trình: Tối đa 500.000 đồng/buổi;

Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ và các khoản thuê khác: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.

Chi tổ chức chiến dịch truyền thông tại cộng đồng:

 Chi xây dựng kịch bản: Tối đa 1.000.000 đồng/kịch bản;

Bồi dưỡng người dẫn chương trình: Tối đa 500.000 đồng/người/buổi;

 Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia chiến dịch truyền thông tại cộng đồng: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi;

Biểu diễn văn nghệ theo quy định tại khoản 5 Điều này;

Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ và các khoản thuê khác: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.

Chi biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình: Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

 Chi tổ chức thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình

 Biên soạn đề thi và đáp án: Mức tối đa 2.000.000 đồng/đề thi kèm đáp án.

.Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi: Mức tối đa 500.000 đồng/người/buổi.

Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức, thư ký cuộc thi: Mức tối đa 350.000 đồng/người/buổi.

 Chi giải thưởng:

Mỗi cuộc thi có tối đa 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 03 giải khuyến khích, mức chi giải thưởng như sau:

 Chi giải nhất: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 30.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;

Chi giải nhì: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tối đa 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;

 Chi giải ba: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng;

Chi giải khuyến khích: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 3.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 1.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 750.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 350.000 đồng/giải thưởng.

Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

 Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày), áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng lương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan, đơn vị.

Thuê dẫn chương trình: Tối đa 2.000.000 đồng/người/buổi.

Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ.

Thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ:

Cá nhân tối đa 300.000 đồng/người/tiết mục;

Tập thể tối đa 5.000.000 đồng/tập thể/tiết mục và không quá 300.000 đồng/người/tiết mục tập thể.

Chi tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi:

Đối với cuộc thi cấp trung ương: Tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;

Đối với cuộc thi cấp tỉnh: Tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo;

 Đối với cuộc thi cấp huyện: Tối đa 2.000.000 đồng/báo cáo;

Đối với cuộc thi cấp cơ sở: Tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.

 Chi họp báo thông cáo báo chí về cuộc thi:

 Chi xây dựng thông cáo báo chí: Tối đa 1.000.000 đồng/thông báo;

Chi thù lao cho phóng viên báo chí được mời tham dự họp báo: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi họp báo;

 Chi cho người chủ trì họp báo: Tối đa 300.000 đồng/buổi họp báo;

Chi cho người tham gia trả lời câu hỏi của phóng viên, báo chí tại buổi họp báo: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi họp báo.

 Chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

Chi nghiên cứu xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.

Chi soạn thảo mô hình: Tối đa 20.000.000 đồng/mô hình.

Chi cho người tham gia triển khai thực hiện mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, tối đa 100.000 đồng/người/ngày hoặc khoán chi tối đa 2.000.000 đồng/người/tháng.

Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật có liên quan.

 Chi hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình

Chi hỗ trợ thiết lập phòng, bộ phận tư vấn: điện thoại, máy tính, thiết bị, vật tư thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chi biên soạn tài liệu mới; chỉnh sửa, bổ sung cập nhật tài liệu phù hợp với nội dung tư vấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chi thù lao cho nhân viên tư vấn theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc: Mức chi theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công.

Chi các khoản điện, nước, văn phòng phẩm, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động tư vấn: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/tháng/cơ sở.

Chi giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình

Chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Chi biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm để nhận diện hành vi bạo lực gia đình và đánh giá về kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình (soạn thảo câu hỏi thô; rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được quản lý trên phần mềm máy tính): Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.

Chi phổ biến pháp luật trực tiếp cho người có hành vi bạo lực gia đình: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

 Chi hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình

Việc hỗ trợ chi phí tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện tư vấn cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình.

 Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu khi thực hiện cấm tiếp xúc, việc hỗ trợ áp dụng như quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Trường hợp người bị bạo lực gia đình bị tổn hại sức khỏe được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

 Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:

Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vệ sinh, an toàn lao động;

Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đơn vị sử dụng lao động chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;

Trường hợp cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng khác được hỗ trợ theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp hoặc được hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.

Chi hỗ trợ bù đắp thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:

Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

 Chi phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng

Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được hưởng chế độ bồi dưỡng hằng tháng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và ngân sách địa phương bảo đảm.

Hằng năm, cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Mức chi áp dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình được tham dự các cuộc thi, hội nghị, hội thảo trong khu vực, liên khu vực để trao đổi kinh nghiệm công tác, được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.

 Mỗi cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình được trang bị dụng cụ, công cụ phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.

Chi hoạt động phối hợp liên ngành, sơ kết, tổng kết

Chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Chi bồi dưỡng cho đại biểu: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi;

+ Chi xây dựng báo cáo chuyên đề: Tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;

 + Chi xây dựng báo cáo sơ kết: Tối đa 10.000.000 đồng/báo cáo;

+ Chi xây dựng báo cáo tổng kết: Tối đa 12.000.000 đồng/báo cáo;

+ Chi bồi dưỡng viết bài tham luận, bài kỷ yếu hội nghị sơ kết, tổng kết: Tối đa 2.000.000 đồng/bài tham luận;

+ Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và các khoản chi khác có liên quan thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị.

Chi công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình trong khu vực, liên khu vực: Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/11/2024

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được quy định tại Quyết định 3220 /QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Danh sách GA HÀNH KHÁCH, GA HÀNG HÓA dự kiến ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO đi qua

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025: GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào?

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên chức danh GS, PGS năm 2024 (Xét tại Phiên họp lần thứ II của HĐGSNN nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11/2024).

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi