Quy định mới về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học

12/07/2023 12:36

(Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT quy định 8 chuyên đề bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trong đó có các chuyên đề về phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh tiểu học; chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học;...

Bộ GDĐT quy định 8 chuyên đề bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học - Ảnh 1.

Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là một trong những chuyên đề của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định 2001/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2023 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Theo đó, đối tượng bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm: 

+ Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (giáo viên tiểu học) trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học (trường tiểu học) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

+ Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Việc bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:

+ Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

+ Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;

+ Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học trong bối cảnh hiện nay;

+ Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

+ Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ GDĐT quy định 8 chuyên đề bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học - Ảnh 2.

Chương trình gồm 08 chuyên đề, bố cục thành 03 phần

Theo quyết định, Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:

Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).

Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông (GDPT)

Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam

Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT

Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).

Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Trong đó, một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học: Năng lực dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học, xây dựng môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh.

Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học

Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh tiểu học

Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học

Trong đó, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên tiểu học gồm: Khai thác hệ thống phần mềm quản lí nhà trường tiểu học và kết nối nhà trường với gia đình, xã hội; xây dựng, quản lý hồ sơ chuyên môn, hồ sơ dạy học dạng số hóa; xây dựng học liệu số; sử dụng một số phần mềm trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp học.

Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng được tổ chức vào cuối khóa học.

Cơ sở bồi dưỡng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng một trong số các hình thức sau:

+ Bài kiểm tra (tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan);

+ Viết thu hoạch;

+ Viết tiểu luận theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.

Nội dung đánh giá bảo đảm đạt các mục đích đánh  và được chấm theo thang điểm 10.

Học viên được đánh giá đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.

- Làm bài đánh giá kết quả bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở bồi dưỡng và đạt kết quả từ 05 (năm) điểm trở lên.

- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng viên chức; nội quy học tập của cơ sở bồi dưỡng.

Trường hợp học viên có bài kiểm tra hoặc bài thu hoạch hoặc bài tiểu luận theo yêu cầu của cơ sở bồi dưỡng đạt dưới 05 (năm) điểm thì được làm lại bài kiểm tra hoặc viết lại bài thu hoạch hoặc viết lại tiểu luận 01 (một) lần theo nội quy của cơ sở bồi dưỡng.

Cơ sở bồi dưỡng quy định cụ thể đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng trong nội quy bồi dưỡng.

Thời gian bồi dưỡng

Tổng thời gian bồi dưỡng là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết).

Về phân bổ thời gian, lý thuyết, thảo luận 72 tiết; gải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành 44 tiết; đánh giá kết quả bồi dưỡng 04 tiết.

Bộ GDĐT quy định 8 chuyên đề bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học - Ảnh 3.

 Cấu trúc chương trình

TT

Nội dung

Số tiết

Tổng

Lý thuyết, thảo luận

Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành

Phổ biến chương trình, nội quy bồi dưỡng (học viên tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu vào đầu khóa học)

0

0

0

I

Phần I: Kiến thức chung

36

20

16

1

Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

08

04

04

2

Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông của Việt Nam

12

08

04

3

Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông

16

08

08

II

Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp

80

52

28

1

Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

12

08

04

2

Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học

16

12

04

3

Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh tiểu học

16

08

08

4

Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học

20

12

08

5

Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học

16

12

04

III

Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng

04

04

0

IV

Tổng cộng (I+II+III)

120

76

44

Bộ GDĐT quy định 8 chuyên đề bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học - Ảnh 5.

Học viên đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng từ 30/6/2022-11/7/2023 phải bồi dưỡng cập nhật 2 chuyên đề

Trường hợp học viên đã tham gia và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông thì không phải học các chuyên đề thuộc Phần I quy định tại Chương trình này.

 Trường hợp học viên đã tham gia chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khác thì cơ sở bồi dưỡng thành lập hội đồng công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập các học phần đã học trong các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà học viên đã tham gia để xem xét miễn các học phần tương ứng trong Chương trình bồi dưỡng này. Việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập các học phần thực hiện theo nội quy bồi dưỡng và theo các quy định hiện hành của pháp luật.

 Đối với các trường hợp học viên đã được cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo hạng từ ngày 30/6/2022 đến thời điểm Chương trình bồi dưỡng này có hiệu lực thi hành (11/7/2023) thì cơ sở bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) có trách nhiệm:

- Tổ chức cho học viên bồi dưỡng cập nhật nội dung Chuyên đề 7 và Chuyên đề 8 Phần II Chương trình bồi dưỡng này bằng hình thức phù hợp.

- Cấp chứng chỉ bồi dưỡng thay thế.

 Căn cứ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã ban hành, các cơ sở bồi dưỡng xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) về công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước ngày 30 tháng 11 hằng năm và khi có yêu cầu.

Bộ GDĐT quy định 8 chuyên đề bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học - Ảnh 6.

Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Nội vụ./.

Tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN (sau đây gọi tắt là chứng chỉ) như sau:

Chỉ quy định 01 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 01 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN.

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Người dân góp ý

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi