QUY ĐỊNH MỚI: Chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN

01/12/2022 10:53

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị định số 97/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty độc lập) khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Người lao động dôi dư trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại quy định tại Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản (1), (2), (3) và (4) nêu trên trước ngày 21/4/1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm; làm việc ở doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng;

b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (5) nêu trên trước ngày 26/4/2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);

c) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (1), (2), (3) và (4) nêu trên từ ngày 21/4/1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm;

d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (5) nêu trên từ ngày 26/4/2002 trở về sau;

đ) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, được doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của doanh nghiệp), gồm: người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (1), (2), (3) và (4) nêu trên, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà doanh nghiệp không bố trí được việc làm; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (5) nêu trên.

Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/4/1998 hoặc trước ngày 26/4/2002

Người lao động dôi dư quy định tại (a) và (b) nêu trên được hưởng chính sách như sau:

Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau (*):

+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

+ Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau (**):

+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. 

Tổng số tiền Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu bằng tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu (***).

Người lao động dôi dư quy định tại (a) nêu trên không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại (*), (**), (***) nêu trên thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

+ Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

Người lao động dôi dư quy định tại (b) nêu trên không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại  (*), (**), (***) nêu trên thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

+ Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP;

+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21/4/1998 hoặc từ ngày 26/4/2002 trở về sau

Người lao động dôi dư quy định tại (c) và (d) nêu trên được hưởng chính sách như sau:

+ Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (1), (2), (3) và (4) nêu trên.

Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại (5) nêu trên.

Nghị định số 97/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/1/2023.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi