Kỳ họp bất thường mới chỉ là khả năng, có tổ chức được hay không còn tùy thuộc công tác chuẩn bị

28/11/2022 18:31

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội mới là khả năng, còn có tổ chức được hay không còn tùy thuộc vào công tác chuẩn bị.

Kỳ họp bất thường mới chỉ là khả năng, có tổ chức được hay không còn tùy thuộc công tác chuẩn bị - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận phiên họp.

Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, sau một ngày làm việc khẩn trương, hiệu quả, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thường kỳ thứ 17, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.

Dự kiến 5 nội dung cấp thiết cần được xem xét, quyết định trong kỳ họp bất thường

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về 5 nhóm việc.

Thứ nhất, tổng kết Kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất với Chính phủ tính toán khả năng có một Kỳ họp bất thường lần thứ 2 dự kiến vào đầu năm 2023 để xem xét, quyết định một số các vấn đề cấp thiết, đáp ứng ngay yêu cầu quản lý của Nhà nước, đảm bảo được tính khả thi.

Theo đó, dự kiến các nội dung cần được sớm xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội bao gồm:

Một là, xem xét để thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia. Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại Hội nghị Trung ương 6 đã cho kết luận về định hướng về vấn đề này. Đến nay, trách nhiệm của Quốc hội theo Luật Quy hoạch là phải xem xét để thông qua quy hoạch này, làm căn cứ cho một số quy hoạch khác như Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch các vùng, Quy hoạch tỉnh, v.v..

Hai là, xem xét thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Ba là, cho ý kiến khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội về những giải pháp đặc thù, đặc cách, đặc biệt trong phòng, chống dịch và những ý kiến nghị của Chính phủ liên quan một số vấn đề về y tế.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu chuẩn bị kịp sẽ đưa vào nội dung kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Năm là một số nội dung có liên quan đến vấn đề về tài chính, ngân sách.

Kỳ họp bất thường mới chỉ là khả năng, có tổ chức được hay không còn tùy thuộc công tác chuẩn bị - Ảnh 2.

Kỳ họp bất thường mới chỉ là khả năng, có tổ chức được hay không còn tùy thuộc công tác chuẩn bị

Phải làm ngày làm đêm mới tổ chức được kỳ họp bất thường

Lưu ý từ nay đến khi dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội thời gian không còn nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ đôn đốc, chuẩn bị rất kỹ lưỡng, làm ngày, làm đêm cho công tác tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh như dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nếu không tiếp tục rà soát, hoàn thiện ngay từ lúc này sẽ không kịp hay như Quy hoạch tổng thể quốc gia còn phải trình để thẩm tra sơ bộ, thẩm tra chính thức…

Do đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phải chủ động để đôn đốc Chính phủ, không ngồi chờ Chính phủ trình sang.

Cùng với đó, Tổng Thư ký Quốc hội sau phiên họp cần có văn bản thống báo với Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến các nội dung trình, tiến độ chuẩn bị các hồ sơ tài liệu bảo đảm đúng thời gian quy định, khả năng chuẩn bị hồ sơ tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ít nhất phải có 7 ngày để ra quyết định triệu tập họp theo quy định, ngoài ra còn cấn báo cáo cấp có thẩm quyền...với nhiều thủ tục chặt chẽ.

Do đó, phải xác định từng mốc thời gian theo yêu cầu, không để chậm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng làm rõ, việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội mới là khả năng, còn có tổ chức được hay không còn tùy thuộc vào công tác chuẩn bị.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản cụ thể để đôn đốc.

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nội dung phụ trách phải chủ động, phải đôn đốc liên tục để trình đủ, đúng thời gian, bố trí thời gian để thẩm tra sơ bộ, thẩm tra đầy đủ theo đúng quy định.

Quốc hội sẽ họp bất thường vào đầu tháng 1/2023 - Ảnh 1.

Dự kiến Quốc hội sẽ họp bất thường vào đầu tháng 1/2023

Sáng 28/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 17.

Cho ý kiến về Kỳ họp bất thường lần thứ 2, đa số các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành tổ chức vào tháng 1/2023, với ba nội dung quan trọng và mang tính cấp thiết gồm: Quy hoạch tổng thể quốc gia, Tổng kết việc thực hiện Khoản 3, Nghị quyết số 30 của Quốc hội và xem xét, thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Theo một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 2 được tổ chức trong thời gian ngắn, nhiều nội dung khác được đề xuất đưa vào chương trình kỳ họp chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong khi đó, ba nội dung nêu trên là những vấn đề quan trọng, có tác động mạnh đến kinh tế - xã hội và đời sống người dân nên cần được trình Quốc hội xem xét, quyết định sớm.

Về Kỳ họp thứ 5, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với khối lượng công việc đã được dự kiến, Chính phủ cần bám sát vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào các phiên họp thường kỳ, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp.

Kỳ họp bất thường mới chỉ là khả năng, có tổ chức được hay không còn tùy thuộc công tác chuẩn bị - Ảnh 4.

Kỳ họp bất thường chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách

Về tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, về nguyên tắc, tại kỳ họp bất thường chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã đủ rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao.

Do vậy cần bám sát nguyên tắc này, để bảo đảm trình ra những nội dung cấp bách, nếu chưa phải cấp bách, chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì không trình tại Kỳ họp này.

"Về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản ủng hộ trình Quốc hội xem xét các cơ chế, chính sách này.

Vấn đề quan trọng là có chuẩn bị kịp không, bảo đảm thời gian cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra, không thể dục tốc bất đạt", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trong tuần đầu của tháng 1/2023, sau khi nghỉ Tết dương lịch sẽ tiến hành Kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Về cách thức tổ chức, do hiện có hai phương án họp trực tuyến hoặc họp tập trung, nên Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh "vấn đề này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng và có quyết định trong thời gian tới".

Trước mắt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành văn bản đề nghị Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội đã thông qua; xây dựng kế hoạch để triển khai trong thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các luật và nghị quyết thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi