Quản lý nhà, đất công sẽ không còn 'mỗi nơi một kiểu'

10/10/2022 15:30

(Chinhphu.vn) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nghị định được ban hành sẽ tạo lập cơ sở pháp lý giúp tăng tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất công hiện nay.

Đánh giá về việc quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất công, báo cáo từ Bộ Tài chính cho thấy, các cơ quan, đơn vị quản lý tài sản nhà công vụ (quỹ nhà ở) được Nhà nước giao thực hiện thống nhất, có sự phân công, phân cấp rõ thẩm quyền trong quản lý và sử dụng. 

Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, định mức về chế độ hiện hành; tài sản được mở sổ theo dõi cập nhật đầy đủ.

Đối với quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cũng được các cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả, không bố trí cho thuê sai đối tượng, nhà ở không bị lấn chiếm, chiếm dụng. 

Việc quản lý nguồn tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở đúng theo quy định, trong đó trích một phần cho công tác quản lý, sửa chữa bảo trì nhà ở, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Đối với quỹ nhà không để ở, việc khai thác, sử dụng đã đáp ứng nhu cầu về diện tích kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân, làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ nguồn cho thuê nhà, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; hướng tới đưa ra bán đấu giá các cơ sở nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng theo phương án được duyệt nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Chưa có cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng về quản lý nhà, đất công

Mặc dù đạt nhiều kết quả tốt, nhưng theo ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, việc quản lý sử dụng quỹ nhà, đất công cũng có những khó khăn, vướng mắc nhất định. 

Đơn cử như chưa có chính sách hướng dẫn cụ thể trong kiểm tra nhu cầu sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước. 

Việc duy tu, sửa chữa những nhà tập thể trước đây đã bán cho hộ dân tầng trệt, trong khi các tầng lầu vẫn còn thuộc sở hữu nhà nước hiện sở xây dựng đang cho thuê gặp khó khăn trong việc sửa chữa vì chi phí nhiều, có nhiều chủ sở hữu, cơ chế chính sách hiện nay chưa có quy định chi tiết. 

Chưa có cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng trong việc giao cho công ty kinh doanh nhà là công ty cổ phần để quản lý đối với nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước cho thuê nhà ở, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thếp trên địa bàn tỉnh.

Đáng chú ý, tại các địa phương hiện đang tồn tại một số quỹ nhà, đất tiếp quản từ chế độ cũ, hoặc nhà, đất được xác lập sở hữu toàn dân, hoặc quỹ nhà, đất nhận giao lại từ chủ đầu tư các khu đô thị mới… 

Tuy nhiên, do chưa có cơ chế cụ thể nên các địa phương thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất này chưa có sự thống nhất. 

Cụ thể, có địa phương thực hiện đấu giá cho thuê, có địa phương lại không; có địa phương ban hành bảng giá cho thuê nhà, đất, có địa phương không. 

Hơn nữa, việc điều chỉnh bảng giá cho thuê còn nhiều bất cập, chưa kịp thời và điều chỉnh theo thị trường…

Cần thống nhất quy định về quản lý nhà, đất công

Việc thiếu các quy định cần thiết để quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất đã tác động lớn tới quá trình hình thành, sử dụng, khai thác, vận hành và xử lý tài sản, ảnh hưởng tới chất lượng cung cấp dịch vụ, nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, tại Công văn số 1631/TTg-CN ngày 15/11/2018, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ quản lý, sử dụng đối với nhà, đất giao cho các công ty quản lý, kinh doanh nhà quản lý; đồng thời để thống nhất cơ chế trong quản lý, sử dụng và khai thác đối với quỹ nhà, đất chuyên dùng. 

Thực hiện chỉ đạo, Bộ Tài chính đã đề xuất, báo cáo với Thủ tướng xây dựng một nghị định để quy định chi tiết hơn các nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác đối với quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

Hiện Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đã dự thảo sơ bộ nội dung nghị định và đang trình Bộ Tài chính xem xét.

87.664 cơ sở nhà, đất đang được các tổ chức có chức năng quản lý

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, các tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương thực hiện quản lý tổng số 87.664 cơ sở nhà, đất, với tổng diện tích đất là 23.706.619 m2, tổng diện tích sàn là 5.237.139,6 m2. Trong đó, diện tích đất ở là 21.983.544 m2, diện tích nhà ở là 4.334.122,3m2, diện tích đất không để ở là 21.535.047,3 m2, diện tích nhà không để ở là 1.215.112,6 m2.

Nghị định sẽ bao gồm các nội dung chính: Quy định về việc phân loại nhà, đất đang giao cho tổ chức có chức năng, quản lý kinh doanh nhà địa phương quản lý; quy định về việc giao nhà, đất cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương (đơn vị sự nghiệp, công ty quản lý, kinh doanh nhà) quản lý; quy định về các hình thức quản lý, khai thác nhà, đất; quy định về việc xác định giá cho thuê, đấu giá cho thuê; quy định về hạch toán, theo dõi, bảo trì tài sản; quy định về cải tạo, sửa chữa, xây dựng trên diện tích nhà, đất cho thuê; quy định về việc xử lý nhà, đất; quy định về việc quản lý sử dụng số tiền thu được từ việc khai thác nhà, đất; chế tài xử lý các hành vi vi phạm; quy định về xử lý chuyển tiếp.

Phân tích sâu hơn về việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác nhà, đất giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương, ông Thịnh cho biết, dự thảo nghị định quy định tổ chức, cá nhân được tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương cho thuê nhà có trách nhiệm nộp đầy đủ số tiền thuê nhà theo đúng thời hạn quy định tại hợp đồng thuê nhà. 

Nếu quá thời hạn thanh toán mà tổ chức, cá nhân thuê nhà chưa thanh toán, thì phải nộp khoản tiền chậm nộp. 

Khoản tiền chậm nộp được xác định tương ứng với việc xác định số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ nguồn thu từ khai thác nhà, đất công, dự thảo nghị định cũng đưa ra quy định hàng năm, tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương có trách nhiệm lập dự toán, quyết toán các khoản thu, chi để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi