In bài viết

Quy định mới về tiền lương, tổ chức, cán bộ có hiệu lực từ tháng 12/2022

12:59 - 02/12/2022

(Chinhphu.vn) - Từ tháng 12/2022, một số quy định mới về công tác tổ chức, cán bộ, tiền lương có hiệu lực.

Chính sách mới về công tác tổ chức, cán bộ, tiền lương có hiệu lực từ tháng 12/2022 - Ảnh 1.

Trụ sở Bộ Ngoại giao

Từ 1/12, Bộ Ngoại giao được bổ sung nhiều nhiệm vụ mới

Có hiệu lực từ 1/12, Nghị định 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 của Chính phủ bổ sung nhiều nhiệm vụ mới với Bộ Ngoại giao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Nghị định số 81/2022/NĐ-CP bổ sung nhiệm vụ về thống nhất chủ trương bầu cử tại các diễn đàn, tổ chức đa phương để bảo đảm phù hợp với chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư.

Thể hiện rõ hơn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng đối ngoại hội nhập quốc tế để bảo đảm phù hợp với chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng, nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao và yêu cầu thực tế trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2017 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ các bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Nghị định bổ sung nhiệm vụ “Tham mưu, chuẩn hóa và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao của Đảng và Nhà nước” để phù hợp với nhiệm vụ thực tế được giao cho Bộ Ngoại giao.

Theo đó, Bộ Ngoại giao là cơ quan duy nhất chủ trì thực hiện nhiệm vụ phiên dịch, biên dịch phục vụ các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng thời là đầu mối tổ chức và thực hiện các hoạt động quy chuẩn hóa công tác biên, phiên dịch nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng hiện nay.

Nghị định cũng bổ sung nhiệm vụ “Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật.” để bảo đảm bao quát các nhiệm vụ Bộ Ngoại giao đang thực hiện trên thực tế nhưng chưa được quy định tại Nghị định cũ, phù hợp với quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung nhiệm vụ về thực hiện đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm phù hợp với Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Những điểm mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, hợp nhất Cục Cơ yếu và Trung tâm Thông tin thành Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

Chuyển đổi mô hình tổ chức của Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia thành Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

Giải thể Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao; điều chuyển các nhiệm vụ về thi đua khen thưởng và truyền thống ngoại giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng để thu gọn đầu mối tổ chức, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Giảm 03 phòng tại các Vụ Châu Âu và Tổ chức Cán bộ.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao gồm:

1- Vụ Châu Âu;

2- Vụ Châu Mỹ;

3- Vụ Đông Bắc Á;

4- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương;

5- Vụ Trung Đông - Châu Phi;

6- Vụ Chính sách đối ngoại;

7- Vụ Tổng hợp kinh tế;

8- Vụ ASEAN;

9- Vụ các Tổ chức quốc tế;

10- Vụ Hợp tác kinh tế đa phương;

11- Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO;

12- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế;

13- Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại;

14- Vụ Thông tin Báo chí;

15- Vụ Tổ chức cán bộ;

16- Văn phòng Bộ;

17- Thanh tra Bộ;

18- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin;

19- Cục Lãnh sự;

20- Cục Lễ tân Nhà nước;

21- Cục Ngoại vụ;

22- Cục Quản trị Tài vụ;

23- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh;

24- Ủy ban Biên giới quốc gia;

25- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài;

26- Học viện Ngoại giao;

27- Báo Thế giới và Việt Nam;

28- Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Các tổ chức quy định từ (1) đến (25) nêu trên là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Các tổ chức: Học viện Ngoại giao; Báo Thế giới và Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.

Từ 9/12, tiêu chuẩn viên chức ngành tài nguyên và môi trường thay đổi thế nào?

Thông tư số 12/2022/TT-BTNMT ngày 24/10/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường có hiệu lực từ ngày 9/12.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với địa chính viên hạng II - Mã số: V.06.01.01

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành địa chính, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với địa chính viên hạng III - Mã số: V.06.01.02

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với địa chính viên hạng IV - Mã số: V.06.01.03

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với điều tra viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.02.04

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III - Mã số: V.06.02.05

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.

Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV - Mã số: V.06.02.06

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính, địa lý, môi trường, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với dự báo viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.03.07

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với dự báo viên khí tượng thủy văn hạng III - Mã số: V.06.03.08

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dự báo khí tượng thủy văn.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Từ 9/12, tiêu chuẩn viên chức ngành tài nguyên và môi trường thay đổi thế nào? - Ảnh 1.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với dự báo viên khí tượng thủy văn hạng IV - Mã số: V.06.03.09

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường”.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III - Mã số: V.06.04.11

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng IV - Mã số: V.06.04.12

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường”.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng II - Mã số: V.06.05.13

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.

Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng III - Mã số: V.06.05.14

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quan trắc tài nguyên môi trường.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với quan trắc viên tài nguyên môi trường hạng IV - Mã số: V.06.05.15

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành khí tượng, thủy văn, thủy lợi, hải văn, hải dương, môi trường, địa lý, tài nguyên nước, biển, biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với đo đạc bản đồ viên hạng II - Mã số: V.06.06.16

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành bản đồ, trắc địa, đất đai, địa chính, địa lý, viễn thám; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng.

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành đo đạc bản đồ; sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Từ 9/12, tiêu chuẩn viên chức ngành tài nguyên và môi trường thay đổi thế nào? - Ảnh 2.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với đo đạc bản đồ viên hạng III - Mã số: V.06.06.17

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành bản đồ, trắc địa, đất đai, địa chính, địa lý, viễn thám; có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ.

Bổ sung tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn đối với đo đạc bản đồ viên hạng IV - Mã số: V.06.06.18

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được sửa đổi thành: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành bản đồ, trắc địa, đất đai, địa chính, địa lý, viễn thám.

Cách xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao từ 10/12

Cách xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao được quy định cụ thể tại Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25/10/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực từ ngày 10/12/2022.

Theo đó, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao như sau:

1. Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.10.01.01

2. Huấn luyện viên chính (hạng II) Mã số: V.10.01.02

3. Huấn luyện viên (hạng III) Mã số: V.10.01.03

4. Hướng dẫn viên (hạng IV) Mã số: V.10.01.04

 Từ 10/12, thực hiện quy định mới về tiêu chuẩn viên chức ngành thể dục thể thao

Theo Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25/10/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ 10/12, thực hiện quy định mới về tiêu chuẩn viên chức ngành thể dục thể thao. 

Cụ thể, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao bao gồm:

1. Huấn luyện viên cao cấp (hạng I)

Mã số: V.10.01.01

2. Huấn luyện viên chính (hạng II)

Mã số: V.10.01.02

3. Huấn luyện viên (hạng III)

Mã số: V.10.01.03

4. Hướng dẫn viên (hạng IV)

Mã số: V.10.01.04

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao

1. Tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm và bảo đảm yêu cầu về thời gian, chất lượng với công việc được giao.

2. Thẳng thắn, trung thực, khách quan, làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; thái độ lịch sự, khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với Nhân dân; tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.

Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) - Mã số V.10.01.01

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao;

 Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.

Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ:

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao và phát triển thể thao thành tích cao;

Hiểu biết về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện thể thao; nắm chắc và thường xuyên cập nhật kỹ thuật, chiến thuật, xu hướng phát triển kỹ thuật, chiến thuật của môn thể thao ở trong nước và trên thế giới;

 Hiểu biết các kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, y sinh học thể dục thể thao, dinh dưỡng, sử dụng thuốc bổ trợ và các quy định về phòng, chống doping trong tập luyện và thi đấu thể thao;

Nắm vững và vận dụng đúng các quy định luật thi đấu của môn thể thao; điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của liên đoàn môn thể thao trong nước và quốc tế;

Biết sơ cứu chấn thương cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;

 Có năng lực chỉ đạo và tổ chức phối hợp với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thể thao;

Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I):

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau: huy chương tại Đại hội thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á, Đại hội Olympic trẻ, các giải vô địch từng môn khu vực Đông Nam Á, châu Á, thế giới hoặc đạt tiêu chuẩn tham dự Đại hội Olympic, Đại hội Paralympic. (*)

Huấn luyện viên chính (hạng II) - Mã số V.10.01.02

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao;

 Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.

 Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ:

 Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao và phát triển thể thao thành tích cao;

Hiểu biết kiến thức cơ bản về lý luận, phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện thể thao, kỹ thuật, chiến thuật và xu hướng phát triển kỹ thuật, chiến thuật của môn thể thao ở trong nước và trên thế giới; các kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, y sinh học thể dục thể thao, dinh dưỡng, các quy định về phòng, chống doping trong tập luyện và thi đấu thể thao;

 Nắm vững và vận dụng đúng các quy định luật thi đấu của môn thể thao; điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của liên đoàn môn thể thao trong nước và quốc tế;

 Biết sơ cứu chấn thương cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;

Tổ chức phối hợp với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thể thao;

 Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II):

Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau: huy chương tại Đại hội thể thao toàn quốc; các giải vô địch quốc gia; cup quốc gia; giải vô địch trẻ từng môn châu Á, thế giới hoặc thành tích quy định tại (*) nêu trên.

Từ 10/12, thực hiện quy định mới về tiêu chuẩn viên chức ngành thể dục thể thao - Ảnh 2.

Huấn luyện viên (hạng III) - Mã số V.10.01.03

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao;

Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.

Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao và phát triển thể thao thành tích cao;

Hiểu biết luật, điều lệ thi đấu để vận dụng chỉ đạo trong tập luyện, thi đấu thể thao;

Có kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất; nắm chắc các kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của môn thể thao;

 Hiểu biết các nguyên lý cơ bản về giáo dục học, tâm lý học và y sinh học thể dục thể thao và vận dụng vào công tác huấn luyện các vận động viên có lứa tuổi, giới tính, trình độ khác nhau;

 Biết sơ cứu chấn thương cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;

Có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện;

 Hiểu biết các quy định về phòng, chống Doping trong tập luyện và thi đấu thể thao;

 Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III):

Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV) hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). 

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV) tính đến ngày hết hạn thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Hướng dẫn viên (hạng IV) - Mã số: V.10.01.04

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Tốt nghiệp trung cấp thể dục thể thao trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.

Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:

 Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành về phát triển thể dục thể thao quần chúng;

 Có kiến thức về nội dung, phương pháp vận động nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao;

Hiểu biết về nguyên tắc, phương pháp giáo dục thể chất, các kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu, phương pháp tổ chức và thi đấu của môn thể thao; hướng dẫn tập luyện thể dục, thi đấu và biểu diễn thể thao;

 Có kiến thức về y học, dinh dưỡng và công tác vệ sinh, an toàn trong hoạt động thể dục thể thao.

Hệ số lương của các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao

Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,2 đến hệ số lương 8,0;

Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78;

Chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Xếp lương viên chức sau khi hết tập sự

Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III): xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 (viên chức loại A1);

Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III): xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 (viên chức loại A1);

Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 (viên chức loại A1);

Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV): xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 (viên chức loại B);

Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV): xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 (viên chức loại B).

Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức./.