Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau

09/05/2024 11:19

(Chinhphu.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, vừa qua đã ký báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau gồm: dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi), dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp giao ban của Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.

Sáng nay, 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để tổng kết công tác chủ yếu tháng 4 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2024 và những tháng tiếp theo.

 Kiểm soát chặt chẽ các quy trình, thủ tục, nhất là công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Bảy

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường hợp tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ các quy trình, thủ tục, nhất là công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Bảy - đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, Kỳ họp thứ Bảy phải khắc phục cho được việc gửi tài liệu chậm. 

Theo đó, Chính phủ cần bảo đảm gửi ngay tất cả các báo cáo có liên quan cho đại biểu Quốc hội và tiếp tục gửi khi có báo cáo điều chỉnh, bổ sung. 

"Tinh thần là có tài liệu gì phải cập nhật, gửi ngay để đại biểu Quốc hội có thông tin và nghiên cứu trước". Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, tại Kỳ họp tới, Quốc hội sẽ thông qua 10 dự thảo luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 10 dự án luật khác.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu cuộc họp.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội sẵn sàng cùng vào cuộc, trên tinh thần “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó”

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, tại Kỳ họp thứ Bảy tới, tiếp tục tăng cường, củng cố niềm tin, sự kiên định, tính chuyên nghiệp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao; nêu rõ, "tinh thần của các Phó Chủ tịch Quốc hội là sẵn sàng bố trí thời gian ngoài giờ làm việc, kể cả thứ bảy, chủ nhật”.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, vừa qua đã ký báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau, gồm: dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi), dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ngoài cuộc họp thường kỳ thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, thì các Phó Chủ tịch Quốc hội sẵn sàng cùng vào cuộc, trên tinh thần “tắc đâu thông đó, khó đâu tháo đó”, đi đến cuối cùng là thông qua luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 3.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, trong tháng 4 và những ngày đầu tháng 5/2024, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bám sát chương trình, kế hoạch công tác, tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, tích cực, chủ động, tập trung cao độ và triển khai toàn diện các công việc để sớm hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác năm 2024; đồng thời, xử lý kịp thời, hiệu quả những công việc gấp, mới phát sinh.

Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp các nhiệm vụ và tiến độ chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy và Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua đó, chủ động đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 4.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 5.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 6.

Các đại biểu tại cuộc họp.

Về đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 và các tháng tiếp theo năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết các Hội nghị Trung ương; ý kiến kết luận tại cuộc họp giao ban hàng tháng của lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Triển khai tích cực các nhiệm vụ và công việc khác trong Chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội và trong Kế hoạch số 2272-KH/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội về triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao cho Đảng đoàn Quốc hội; tham gia ý kiến về các nội dung, đề án theo sự phân công, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 7.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 8.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Xin ý kiến Bộ Chính trị về các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau- Ảnh 9.

Các đại biểu tại cuộc họp.

Tham mưu, phục vụ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và triển khai các nhiệm vụ theo Chương trình công tác quý II/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phiên họp thường kỳ thứ 33 (tháng 5/2023). 

Đồng thời chủ động, đôn đốc triển khai các nhiệm vụ lập pháp còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 ngày 22/1/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ các nội dung thuộc công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ Bảy.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI và LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT công bố trong hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã; dự kiến bố trí biên chế cấp xã; định hướng biên chế đơn vị sự nghiệp

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Năm 2025, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 8 tháng; năm 2026, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 61 tuổi 6 tháng, lao động nữ sẽ là 57 tuổi;...

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về DẠY THÊM, HỌC THÊM

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi