Khắc phục tình trạng ‘cát cứ’ trong điều tra khoáng sản; làm rõ quan điểm 'kinh tế hóa' ngành tài nguyên

16/08/2022 12:19

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) phải khắc phục được tình trạng “cát cứ” giữa các chủ thể trong điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; đồng thời phải làm rõ quan điểm "kinh tế hóa" ngành tài nguyên.

Phải khắc phục tình trạng ‘cát cứ’ trong điều tra khoáng sản; làm rõ quan điểm 'kinh tế hóa' ngành tài nguyên - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Sáng 16/8, tiếp tục Chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tại Kỳ họp thứ Ba, các đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ nội dung nào áp dụng Luật Dầu khí, nội dung nào áp dụng và nguyên tắc áp dụng các luật khác có liên quan.

Do đó, dự thảo Luật đã được tiếp thu theo hướng: quy định rõ các trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Dầu khí và luật khác về cùng một vấn đề cụ thể liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí thì áp dụng Luật Dầu khí.

Phải khắc phục tình trạng ‘cát cứ’ trong điều tra khoáng sản; làm rõ quan điểm 'kinh tế hóa' ngành tài nguyên - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tách bạch rõ các chức năng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Đối với đề nghị quy định rõ hơn về chuỗi các hoạt động dầu khí để bảo đảm tính thực thi của Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, dự thảo Luật chỉnh sửa quy định trong quá trình lập kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí (ODP), nếu xét thấy cần thiết xây dựng “các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền ngoài diện tích hợp đồng ban đầu phục vụ khai thác, xử lý và vận chuyển dầu khí theo hình thức chuỗi đồng bộ để sản xuất ra dầu khí thương phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án phát triển mỏ dầu khí”, PVN báo cáo Bộ Công Thương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tiếp thu ý kiến đề nghị hoàn thiện thêm để phân định rõ hai tư cách của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là nhà thầu độc lập và thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, dự thảo Luật được chỉnh sửa theo hướng sửa đổi quy định tách bạch rõ các chức năng của PVN; quy định về quyền và nghĩa vụ của PVN; quy định về phê duyệt việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí. 

Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung chính của hợp đồng dầu khí 

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, giám sát việc thực hiện của PVN theo quy định của Luật, bảo đảm chặt chẽ.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng thống nhất quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung chính của hợp đồng dầu khí; giao Bộ Công Thương phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí, trên cơ sở đó, PVN ký kết và quản lý hợp đồng dầu khí.

Dự thảo cũng bỏ quy định về Chính phủ ban hành hợp đồng dầu khí mẫu để bảo đảm sự thống nhất về chính sách; đồng thời không cần quy định về việc tách riêng khoản thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu dầu khí nộp về ngân sách nhà nước trước khi thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thực hiện hoạt động này.

Phải khắc phục tình trạng ‘cát cứ’ trong điều tra khoáng sản; làm rõ quan điểm 'kinh tế hóa' ngành tài nguyên - Ảnh 3.

Các đại biểu tại Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phải làm rõ quan điểm kinh tế hóa ngành tài nguyên

Đánh giá dự thảo Luật đã có chất lượng hoàn thiện tốt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần tiếp tục rà soát tổng thể mục tiêu, quan điểm, định hướng chính sách lớn của dự luật đến nay đã đạt được mức độ nào; rà soát, đánh giá khi ban hành luật sửa đổi có giải quyết được những vướng mắc, tồn tại hiện nay và liệu có phát sinh thêm bất cập gì không...

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, quy định liên quan đến việc quản lý tổng hợp về điều tra cơ bản dầu khí trong dự luật còn mờ nhạt. 

"Phải khắc phục được tình trạng “cát cứ” giữa các chủ thể trong điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản. 

Dự thảo Luật cũng phải làm rõ quan điểm kinh tế hóa ngành tài nguyên; việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản dầu khí; làm rõ nguyên tắc sử dụng kinh phí điều tra cơ bản dầu khí; rà soát thể hiện rõ hơn nữa để thể hiện tính đặc thù của hoạt động điều tra cơ bản dầu khí; bảo đảm thống nhất, nhất quán giữa các điều khoản", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đối với phê duyệt hợp đồng dầu khí, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phương án tiếp thu chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế sẽ phát sinh bất cập khi trong một việc lại có hai chủ thể (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương) phê duyệt, chưa rành mạch trách nhiệm giữa hai chủ thể, khó thực hiện phân cấp và bảo đảm cải cách hành chính. “Nên chăng quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ về hợp đồng dầu khí”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Phải khắc phục tình trạng ‘cát cứ’ trong điều tra khoáng sản; làm rõ quan điểm 'kinh tế hóa' ngành tài nguyên - Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Quy định trong dự thảo Luật Dầu khí có thể gây ra tình trạng 'luật độc tôn', rất mâu thuẫn và khó áp dụng

Đối với các trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Dầu khí và luật khác về cùng một vấn đề cụ thể liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí thì áp dụng Luật Dầu khí, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, quy định này có thể gây ra “luật độc tôn”, luật ban hành trước và ban hành sau Luật Dầu khí sẽ không có tác dụng, rất mâu thuẫn và khó áp dụng.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường nhận định, dự thảo Luật chỉ đề cập đến vấn đề thăm dò, khai thác dầu khí (thượng nguồn), chưa đề cập đến công nghiệp lọc, hóa dầu (trung, hạ nguồn); trong khi hoạt động khai thác dầu khí cũng nhằm mục đích phục vụ cho ngành lọc, hóa dầu trong nước. 

Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới cũng lưu ý, hoạt động lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí là vấn đề quan trọng, liên quan đến chủ quyền quốc gia do đó, cần nghiên cứu bổ sung thêm đánh giá tác động về quốc phòng, an ninh để bảo đảm chặt chẽ.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất sau khi chỉnh lý, dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XV./.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Danh sách các điểm BẮN PHÁO HOA Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành

Danh sách các điểm BẮN PHÁO HOA Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Nai, Long An, Hà Tĩnh...

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) - Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi