CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

Diễn đàn của nhân dân, doanh nghiệp về xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG

19:56 - 15/01/2024

(Chinhphu.vn) - Ngày 15/1, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên họp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ V, Quốc hội khóa XV.

Tham dự phiên họp có đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Nông Đức Mạnh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo dự khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ V, Quốc hội khóa XV. Ảnh TTXVN

Dự phiên khai mạc còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, các Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, lãnh đạo các địa phương.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 2.

Về phía Quốc hội có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các đại biểu Quốc hội thuộc 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 3.

Phát biểu khai mạc phiên họp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý đã về dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 4.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 5.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng sau đây:

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 6.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ V, Quốc hội khóa XV. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đảm bảo chất lượng cao nhất, xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Thứ nhất, về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Luật Đất đai là dự án Luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp.

Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; đã được thảo luận, cho ý kiến tại 03 Kỳ họp Quốc hội, 02 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 06 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân. 

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 7.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự phiên khai mạc. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Sau Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại hai phiên họp (tháng 12/2023 và tháng 01/2024).

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều (bỏ 05 điều, chỉnh lý 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6). 

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 8.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên khai mạc. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đến nay, dự thảo Luật đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa các quan điểm, nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao, tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật, tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng theo Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo chất lượng cao nhất và xem xét, biểu quyết thông qua tại Kỳ họp này.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 9.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nghiên cứu thận trọng, toàn diện, góp ý, hoàn thiện và xem xét thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Thứ hai, về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo thận trọng, kỹ lưỡng, bám sát yêu cầu cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống tổ chức tín dụng theo đúng chủ trương của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. 

Cơ quan chủ trì thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến xử lý tình trạng sở hữu chéo, hạn chế việc chi phối, thao túng tổ chức tín dụng; quy định minh bạch về cơ chế tài chính, hạch toán, quản trị các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức tín dụng; điều khoản chuyển tiếp; tính đồng bộ của hệ thống pháp luật...

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 10.

Dự thảo Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến kỹ lưỡng 2 lần tại phiên họp thứ 29 (tháng 01/2024), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 07 điều, chỉnh lý rất nhiều điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6), đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Nhấn mạnh, Dự án Luật có nhiều nội dung chuyên sâu, có tác động trực tiếp đến chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, do đó Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu thận trọng, toàn diện, góp ý, hoàn thiện và xem xét, biểu quyết thông qua dự thảo Luật đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 11.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Xem xét, quyết định áp dụng một số chính sách đặc thù để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Thứ ba, về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Nghị quyết về giám sát chuyên đề tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định áp dụng một số chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Một là, việc phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm;

Hai là, việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm;

Ba là, việc sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất;

Bốn là, việc quy định cụ thể về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất;

Năm là, địa bàn, phạm vi áp dụng quy định về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội;

Sáu là, việc quy định cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các chương trình...

Trên cơ sở kết quả giám sát của Quốc hội và thực tiễn phong phú tại Bộ, ngành, địa phương, đơn vị mình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến về nội dung và tính khả thi của từng quy định cụ thể trong dự thảo để hoàn thiện, xem xét thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp này.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 12.

Xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết về tài chính, ngân sách

Thứ tư, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết về tài chính, ngân sách, bao gồm:

Một là, việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công.

Hai là, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo quốc gia, đáp ứng sự mong mỏi của cử tri, Nhân dân huyện đảo và cả nước.

Kỳ họp bất thường lần thứ V: Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2024 - năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và hướng tới Đại hội XIV của Đảng.

Những nội dung được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng để Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình với sự thống nhất, đồng thuận cao.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết đạt chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, quyết định.

Với khí thế mới và quyết tâm mới đón chào năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào và chiến sĩ cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 13.

Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Vào 07 giờ 30 phút, Quốc hội sẽ tiến hành họp phiên trù bị, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Sau đó, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 14.

Vào 8 giờ 00 phút sáng cùng ngày, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. 

Phiên khai mạc được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua 4 nội dung 

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 15.

Thứ nhất, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 chương, 260 điều, bỏ 05 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều (cả về nội dung và kỹ thuật) so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Đối với những nội dung lớn xin ý kiến tập trung thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận, trao đổi, rà soát kỹ lưỡng, các cơ quan hữu quan đã thống nhất chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung về: 

(1) Về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; 

(2) Về không mở rộng phạm vi nhận chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 28); 

(3) Về trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; 

(4) Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm đối với tài sản gắn liền với đất (Điều 34); 

(5) Về điều kiện đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 7 Điều 45); 

(6) Về nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp (khoản 9 Điều 60); 

(7) Về chỉ tiêu sử dụng đất được xác định trong nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện (Điều 65 và Điều 66); 

(8) Về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện (Điều 76); 

(9) Về thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ (khoản 27 Điều 79); 

(10) Về phát triển, khai thác và quản lý quỹ đất (Chương VIII); 

(11) Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; 

(12) Về các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; 

(13) Về cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Khoản 3 Điều 138); 

(14) Về tiền thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm (khoản 3 Điều 153); 

(15) Về nội dung phương pháp định giá đất và trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp (Điều 158); 

(16) Về hoạt động lấn biển (Điều 190); 

(17) Về đối tượng được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (khoản 1 Điều 201); quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (điểm h khoản 3 Điều 201); 

(18) Về không sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 16.

Toàn cảnh phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Thứ hai, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 15 chương, 210 điều (so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, bỏ 04 điều, bổ sung 11 điều, giữ nguyên 15 điều và chỉnh lý kỹ thuật các điều khác). 

Trong đó đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về nhiều nội dung: giải thích từ ngữ; ngân hàng chính sách; tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng, ban kiểm soát; kiểm toán độc lập; hoạt động của tổ chức tín dụng; giới hạn cấp tín dụng; tài chính, hạch toán, kế toán... 

Một số vấn đề lớn của dự thảo Luật báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gồm: Dự phòng rủi ro; Can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt; Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; Cơ quan quản lý nhà nước; Điều khoản thi hành.

Thứ ba, dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo trình tự, thủ tục rút gọn)

Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia gồm 06 điều, quy định về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: 

(1) Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; 

(2) Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia; 

(3) Ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất; 

(4) Sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất; 

(5) Quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; 

(6) Ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội; 

(7) Cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; 

(8) Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do Nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của Nhân dân.

Thứ tư, về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn

Dự thảo Nghị quyết gồm 03 điều, quy định về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và phân bổ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp

Do thời gian diễn ra Kỳ họp ngắn, Tổng Thư ký Quốc hội không tổ chức Họp báo trước Kỳ họp. 

Để bảo đảm công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội ban hành Thông cáo báo chí về nội dung, chương trình Kỳ họp, Thông cáo báo chí hằng ngày về chương trình nghị sự của Kỳ họp; cung cấp thông tin về các nội dung được Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp; tổ chức Họp báo trong nước và quốc tế về kết quả Kỳ họp. 

Các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp theo Đề án số 168/ĐA-VPQH ngày 11/01/2024 của Văn phòng Quốc hội và Đề cương tuyên truyền chi tiết các nội dung được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp.

Trung tâm Báo chí Kỳ họp được bố trí tại tầng B1, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội. Thời gian mở cửa từ 7 giờ 30 phút đến 18 giờ 30 phút hàng ngày (trừ ngày Quốc hội nghỉ). 

Trung tâm Báo chí Kỳ họp được bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật; wifi, máy tính, máy in kết nối internet; lắp đặt đường truyền tín hiệu, hình ảnh, âm thanh từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội đến tầng B1 bảo đảm cho phóng viên khai thác tin, hình thuận lợi.

Phiên khai mạc và phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 

Ngoài ra, các phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

TRIỆU TẬP KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã ban hành thông báo số 3252/TTKQH-TK về việc triệu tập triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. 

Theo đó, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào thứ Hai, ngày 15/01/2024 và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 18/01/2024. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Thông báo nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào thứ Hai, ngày 15/01/2024 và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 18/01/2024. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Về tài liệu Kỳ họp, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu tài liệu được gửi trên App Quốc hội. Việc bố trí nơi ăn, nghỉ, phương tiện đi lại và chỗ ngồi của các vị đại biểu Quốc hội tại phòng Diên Hồng được triển khai như đã thực hiện tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Theo dự kiến, tại kỳ họp lần này Quốc hội sẽ xem xét, thông qua: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo trình tự, thủ tục rút gọn) và Việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn. 

KẾT LUẬN CỦA UBTVQH VỀ VIỆC CHUẨN BỊ KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 5

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 3265 /TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CÙNG CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC DỰ KHAI MẠC KỲ HỌP QUỐC HỘI BẤT THƯỜNG- Ảnh 17.