Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, trong đó quy định Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy Đảng bộ xã, phường trực thuộc cấp tỉnh
Ban chấp hành: Từ 27 - 33; trong đó, đảng bộ hợp nhất, sáp nhập từ 2 xã (phường) hoặc đảng bộ xã không thuộc diện hợp nhất, sáp nhập, thì số lượng tối đa không quá 27; đảng bộ hợp nhất, sáp nhập từ 3 xã (phường) trở lên, thì số lượng tối đa không quá 33.
Ban thường vụ: Từ 9 - 11. Định hướng cơ cấu, gồm: Bí thư, phó bí thư; chủ tịch hội đồng nhân dân (bí thư hoặc phó bỉ thư thường trực kiêm nhiệm), chủ tịch ủy ban nhân dân, 1 phó chủ tịch hội đồng nhân dân, 1 phó chủ tịch ủy ban nhân đân; chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, trưởng ban xây dựng Đảng; chỉ huy trưởng quân sự, trưởng công an; chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và cơ cấu khác (nếu có) do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Phó bí thư: 2 (1 phó bí thư thường trực và 1 phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân).
Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đối với địa phương hợp nhất, sáp nhập: Giữ số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ nhiệm kỳ 2025 - 2030 như số lượng được chỉ định tại thời điểm sau hợp nhất, sáp nhập nhiệm kỳ 2020 - 2025 (trừ các đồng chí không đủ tuổi tải cử, chuyển công tác khác hoặc có nguyện vọng nghỉ công tác, nghỉ hưu trước tuổi) và sẽ thực hiện giảm dần sổ lượng trong thời gian 5 năm sau sau khi hợp nhất, sáp nhập, đến nhiệm kỳ 2030 - 2035 số lượng cấp uỷ sẽ thực hiện theo quy định mới của Bộ Chính trị.
Các địa phương không hợp nhất, sáp nhập: số lượng ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện như nhiệm kỳ 2015 - 2020; đối với số lượng phó bí thư thực hiện theo Kết luận số 102-KL/TW, ngày 30/11/2024 của Bộ Chính trị.
Định hướng cơ cấu ban thường vụ, gồm các đồng chí: Bí thư, phó bí thư; chủ tịch hội đồng nhân dân (bí thư hoặc phó bí thư kiêm nhiệm), chủ tịch uỷ ban nhân dân; 1 phó chủ tịch hội đồng nhân dân, 1 phó chủ tịch ủy ban nhân dân; chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp ủy và trưởng các ban: Tổ chức, tuyên giáo và dân vận, nội chính; chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (đối với nơi có từ 3 phó bí thư trở lên thì phân công 1 đồng chí kiêm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc); chỉ huy trưởng quân sự, giám đốc công an; người đứng đầu một số đảng bộ xã, phường, đặc khu và lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của ban thường vụ cấp ủy.
Đối với tỉnh, thành phố được bố trí 2 phó bí thư, thì không bố trí phó bí thư kiêm chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc; bổ sung 1 phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc có cơ cấu tham gia ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đối với những nơi bố trí phó bí thư kiêm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; đối với tỉnh, thành phố hợp nhất, sáp nhập, thì số lượng uỷ viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành uỷ là phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có thể bố trí bổ sung thêm từ 1 - 2 cơ cấu.
Lưu ý: Cán bộ được Trung ương điều động, luân chuyển giữ chức vụ bí thư, phó bí thư cấp ủy hoặc phó bí thư, chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nằm trong số lượng ủy viên ban chấp hành, uỷ viên thường vụ cấp ủy nêu tại Chỉ thị này.