Nghị quyết 01/NQ-CP: Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ

12/01/2023 13:20

(Chinhphu.vn) - Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số. Tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên.

Nghị quyết 01/NQ-CP: Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ - Ảnh 1.

Đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng.

Đó là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng

Cụ thể, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, nhất là đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; các dự án đường sắt đô thị; các dự án đường cao tốc như Dầu Giây - Liên Khương, Chợ Mới - Bắc Kạn, Hòa Liên - Túy Loan, Đắk Nông - Bình Phước, Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng, Lạng Sơn - Cao Bằng, Hòa Bình - Mộc Châu, Hà Giang - Tuyên Quang; các dự án nối thông đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận; các tuyến luồng hàng hải vào cảng Cái Mép - Thị Vải, Nam Nghi Sơn; khẩn trương nghiên cứu, nâng cấp mở rộng một số sân bay lưỡng dụng theo phương thức đối tác công tư. 

Phấn đấu hoàn thành trong năm 2023 một số dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia về giao thông như: các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện đầu tư công (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu,  Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Cầu Mỹ Thuận 2), cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Luồng sông Hậu giai đoạn 2, tuyến đường thủy Kênh Chợ Gạo giai đoạn 2....

Tập trung tháo gỡ khó khăn để đưa các dự án nguồn điện lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành từ 2023

Bảo đảm tiến độ đầu tư, xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm; triển khai hiệu quả Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được phê duyệt. 

Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, xây dựng và trình phê duyệt các cơ chế, chính sách phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo phù hợp với mục tiêu, quy hoạch, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. 

Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, có khả năng kết nối khu vực, bảo đảm vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, hiệu quả. Tập trung tháo gỡ khó khăn để đưa các dự án nguồn điện lớn có vai trò quan trọng như Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nghi Sơn 2, Duyên Hải 2, Vân Phong 1... đi vào vận hành, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định từ năm 2023.

Triệt để xử lý các dự án "treo", dự án chậm tiến độ

Triệt để xử lý các dự án "treo", dự án chậm tiến độ; bảo đảm lợi ích của người dân trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, không để xảy ra khiếu kiện, phát sinh thành điểm nóng về an ninh, trật tự.

 Xây dựng và phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn - an ninh thông tin, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Hướng dẫn triển khai Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025.

 Phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Rà soát, đánh giá điều chỉnh nhiệm vụ công trình thủy lợi, tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình; trọng tâm là thủy lợi nội đồng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Kiểm tra, rà soát, đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu tránh trú bão.

 Hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo

Triển khai Nghị quyết số 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai kết nối với hệ thống thông tin đất đai quốc gia thống nhất, tập trung. Rà soát, xử lý hiệu quả các dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng; đề xuất các giải pháp xử lý các vướng mắc của các dự án sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để đưa các nguồn lực vào phát triển.

Khảo sát đánh giá tài nguyên biển ở một số khu vực trọng điểm, tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi thu hút các nguồn vốn, công nghệ, để khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi, hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo, phát triển các ngành kinh tế biển. 

Tiếp tục điều tra địa chất, không gian ngầm đô thị; đánh giá các loại khoáng sản chiến lược, vật liệu cho công nghiệp năng lượng, công nghiệp bán dẫn; nghiên cứu quy hoạch, xây dựng không gian ngầm.

 Triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác chia sẻ hài hòa nguồn nước xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.

Đa dạng hóa, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng môi trường, xử lý, tái chế chất thải, nước thải

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kiểm soát, giám sát chặt chẽ nguồn thải, xử lý các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng; đẩy mạnh việc phân loại rác tại nguồn, thiết lập mạng lưới các cơ sở xử chất thải rắn tập trung theo hướng liên vùng, liên tỉnh. 

Đa dạng hóa, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng môi trường, xử lý, tái chế chất thải, nước thải với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái, kinh tế tuần hoàn. 

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thu gom xử nước thải, bảo vệ môi trường phục hồi các dòng sông. Kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí ở các đô thị; giải quyết tình trạng ngập úng tại các đô thị, nhất là đô thị lớn.

Thực hiện các giải pháp bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Nam Trung Bộ

Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; tập trung hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư, sẵn sàng đón dòng vốn hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng với G7 và các đối tác quốc tế vào lĩnh vực năng lượng sạch, tái tạo, chuyển đổi xanh; tăng cường truyền thông, phổ biến các quy định của quốc tế trong việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải, đặc biệt là Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đối với hàng hóa vào thị trường EU. 

Thực hiện các giải pháp bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Nam Trung Bộ trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, hạn hán, lũ lụt, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân. 

Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa đồng bộ hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ thiên tai, trượt lở đất đá, lũ quét, sạt lở, biển xâm thực.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi