Nghị quyết 01/NQ-CP: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là lĩnh vực chip, bán dẫn

13/01/2025 18:03

(Chinhphu.vn) - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực trong lĩnh vực chip, bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Nghị quyết 01/NQ-CP: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là lĩnh vực chip, bán dẫn

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu trên tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Khẩn trương hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo

Cụ thể, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị. Khẩn trương hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo. 

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; thúc đẩy giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. 

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi và đổi mới Chương trình giáo dục mầm non. Quan tâm phát triển các chương trình đào tạo đại học đạt trình độ quốc tế; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học thực chất; số sinh viên đại học đạt 220 người trên 1 vạn dân năm 2025. 

Quan tâm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Khuyến khích phát triển các mô hình trường học mới như trường học số, trường học thông minh...; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông, công bằng, bình đẳng, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục. 

Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Tiếp tục giải quyết tình trạng thiếu giáo viên các cấp học, nhất là tại địa bàn vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và các ngành mới, nhất là trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, vi mạch bán dẫn; có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học chuyển giao các dự án khởi nghiệp cho địa phương. 

Tập trung triển khai hiệu quả Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn 2045, các Đề án phát triển các cơ sở giáo dục đại học và các dự án triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo và xuất sắc về công nghệ 4.0. Có chính sách hữu hiệu để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu vực công.

Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo và trong công tác quản trị nhà trường

 Đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp, gắn kết công tác đào tạo nghề với thị trường lao động, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp thông qua kiểm soát chất lượng trong quá trình đào tạo và sau đào tạo; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. 

Triển khai hiệu quả Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 07/10/2024 về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025; đẩy mạnh hướng dẫn địa phương và các cơ sở đào tạo, đa dạng hóa hình thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh triển khai đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo và trong công tác quản trị nhà trường. 

Tăng cường công tác phối hợp để giảng dạy văn hóa bậc trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và năng lực chuyển đổi số cho nhà giáo, người dạy nghề, chuyên gia cho các ngành, nghề trọng điểm; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng cao.

Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hoá học đường, quan tâm giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, tự lực, tự cường, khơi dậy khát vọng cống hiến phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm, tạo ra các mô hình gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động theo vùng, địa phương, các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm; chú trọng gắn kết đào tạo với việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Xây dựng dự báo về nhu cầu đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là ngành nghề khoa học - kỹ thuật - công nghệ.

Tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW

 Nghị quyết nêu rõ, tập trung triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. 

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và độ trễ trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. 

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học, viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh; có chính sách ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, nhất là đầu tư phát triển công nghệ cao, công nghệ xanh, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, sản xuất chíp bán dẫn. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học, công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; phát huy hiệu quả của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia gắn với hình thành và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo và tăng cường kết nối, hợp tác với thế giới, khu vực; duy trì thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) trong năm 2025.

Đẩy mạnh các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, trong đó ưu tiên triển khai mạnh mẽ hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, hiện đại và gắn với công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. 

Tập trung thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực xử lý đơn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội. Tiếp tục nghiên cứu, triển khai ứng dụng rộng rãi các giải pháp, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

Tập trung số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước

 Cũng theo Nghị quyết, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá, nhất là xây dựng thể chế số thông thoáng, hạ tầng số hiện đại, nền kinh tế số rộng khắp, nhân lực số chất lượng cao, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Tập trung số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện Đề án 06.

Đưa hoạt động quản trị nội bộ, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo bộ, ngành, địa phương lên môi trường số; phát triển hạ tầng số quốc gia, nhất là xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. 

Xây dựng các nền tảng số kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức nhằm giúp tối ưu hoá các quy trình, tăng cường khả năng phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. 

Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cá nhân hóa và dựa trên dữ liệu; tăng cường giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong phục vụ Nhân dân. 

Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công và Bộ phận một cửa các cấp; tăng cường thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 

Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ quan hành chính nhà nước và khả năng đảm nhận các nhiệm vụ này của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định tại Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ. Phấn đấu năm 2025, thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ, NGHỈ LỄ 30/4-1/5, QUỐC KHÁNH NĂM 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

TOÀN VĂN: Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách với CBCCVC, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi