Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025

31/12/2024 13:32

(Chinhphu.vn) - Từ 1/1/2025, mức thu phí các di tích 22 Hàng Buồm và Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây là 20.000 đồng/lượt/khách; với Bảo tàng Hà Nội, mức thu phí 30.000 đồng/lượt/khách (giai đoạn 1), 50.000 đồng/lượt/khách (giai đoạn 2).

Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025- Ảnh 1.

Bảo tàng Hà Nội

HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham quan tại Bảo tàng Hà Nội và di tích số 22 Hàng Buồm, Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây.

Đối tượng miễn thu phí gồm người khuyết tật nặng và trẻ em dưới 16 tuổi.

Đối tượng giảm 50% phí gồm người khuyết tật, người cao tuổi, học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa.

Thời gian không thu phí: Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Riêng Bảo tàng Hà Nội thực hiện không thu phí cả Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5.

Mức thu phí tại Bảo tàng Hà Nội được chia làm 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1, từ ngày 1/1/2025 đến khi dự án trưng bày hoàn thành, mức thu phí 30.000 đồng/lượt/khách; giai đoạn 2, sau khi dự án trưng bày hoàn thành, mức thu phí 50.000 đồng/lượt/khách.

Các di tích 22 Hàng Buồm và Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây: 20.000 đồng/lượt/khách.

Các đơn vị tổ chức thu phí trực tiếp là Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội; Bảo tàng Hà Nội.

Tỷ lệ để lại cho đơn vị thu là 90%. 10% còn lại nộp ngân sách nhà nước.

Thời gian thực hiện mức thu phí trên: Từ ngày 1/1/2025.

Bảo tàng Hà Nội

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội có 6 tầng, trong đó 4 tầng nổi và 2 tầng hầm.

Hình dáng tòa nhà có kiến trúc tháp ngược, không gian các tầng nổi được thiết kế mở thuận tiện cho công tác thi công nội thất và bố trí lộ trình tham quan.

Tầng 1 mở cửa về 4 hướng có tác dụng đón không khí trong lành từ 4 hướng với ý nghĩa 4 phương tụ hội về Thủ đô- vùng đất Thăng Long- Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Bảo tàng Hà Nội có địa chỉ đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bảo tàng Hà Nội hiện nay lưu giữ hơn 70.000 tài liệu, hiện vật (số liệu đến tháng 6/2021) thuộc nhiều chất liệu khác nhau, là minh chứng lịch sử hàng ngàn năm Thăng Long – Hà Nội.

Một số hiện vật, sưu tập hiện vật rất có giá trị, được giới khoa học đánh giá cao: sưu tập trống đồng; sưu tập đồ gồm sứ; sưu tập hiện vật chất liệu ngọc ngà; sưu tập hiện vật cách mạng kháng chiến…

Bảo tàng Hà Nội có 4 hiện vật/ nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia rất có giá trị gồm: Chân đèn gốm men lam xám thời Mạc của nghệ nhân Đặng Huyền Thông; Long đình Bát Tràng thời Lê; Chuông đồng Thanh Mai; Trống đồng Cổ Loa và bộ lưỡi cày đồng trong trống đồng Cổ Loa.

Di tích 22 Hàng Buồm

Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025- Ảnh 2.

Di tích 22 Hàng Buồm

Hội quán Quảng Đông có tên chữ là “Quảng Đông hội quán” (còn gọi là: Việt Đông hội quán, Dân quốc hội quán, Việt Thương hội quán), tọa lạc tại số nhà 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hội quán đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 27/08/2007.

Theo nguồn tư liệu thành văn hiện còn được bảo quản tại hội quán như văn bia, hoành phi, câu đối, bài vị...

Di tích gồm 3 trục: Trục chính ở giữa và hai trục phụ 2 bên, tổng diện tích 1.670m² bao gồm: hai bên hành lang tả hữu, sân thiên tỉnh, nhà Tiền đường, Phương đình, Trung đường và Hậu cung.

Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây

Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025- Ảnh 3.

Mặt tiền của nhà 87 Mã Mây

Ngôi nhà 87 Mã Mây là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Tổng diện tích của ngôi nhà là 157,6 m², được xây dựng vuông góc với đường phố, chiều dài đất là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m.

Ngôi nhà đã thay đổi chủ nhiều lần. Năm 1945, một thương gia bán thuốc bắc mua lại ngôi nhà. Từ năm 1954 đến năm 1999, có 5 gia đình sinh sống tại đây.

Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025- Ảnh 4.

Ngôi nhà đặc trưng cho kiến trúc, nếp sinh hoạt của người Hà Nội xưa

Ngôi nhà bắt đầu được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và Thành phố Toulouse (Pháp). Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng (bằng gỗ) cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng.

Ngày 16/2/2004, Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký quyết định công nhận nhà 87 Mã Mây là Di sản cấp Quốc gia.



Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Từ khóa:
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 cho một số đối tượng

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi