Lợi nhuận 18387 tỉ đồng, vì sao Sacombank vẫn chưa chia cổ tức?

26/04/2024 09:55

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/4, Ngân hàng Sacombank tổ chức đại hội cổ đông thường niên, vấn đề mà rất nhiều người quan tâm là việc chia cổ tức cho các cổ đông.

Lợi nhuận 18387 tỉ đồng, vì sao Sacombank vẫn chưa chia cổ tức?- Ảnh 1.

Lũy kế lợi nhuận hợp nhất giữ lại của Sacombank là 18.387 tỉ đồng

Lũy kế lợi nhuận hợp nhất giữ lại của Sacombank là 18.387 tỉ đồng

Theo tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận năm tài chính 2023, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ngân hàng Sacombank sau khi trích lập các quỹ còn 5.716 tỉ đồng.

Lợi nhuận hợp nhất giữ lại của các năm trước là 12.670 tỉ đồng. Như vậy, lũy kế lợi nhuận hợp nhất giữ lại của Sacombank là 18.387 tỉ đồng.

Dù vậy như các năm trước, ngân hàng Sacombank vẫn chưa thể chia cổ tức trong năm nay.

Thông tin với Báo điện tử Chính phủ, đại diện Sacombank cho biết: Hiện nay Ngân hàng Sacombank vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 22/05/2016 về việc chấp nhận đề án tái cơ cấu sau sát nhập của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Sacombank sẽ chia cổ tức sau khi hoàn tất xử lý cổ phiếu

Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh cho biết do Sacombank đang trong giai đoạn tái cơ cấu, hiện đã cơ bản xử lý nợ xấu, còn khoản duy nhất của ông Trầm Bê.

Ngân hàng Sacombank đã trình Ngân hàng Nhà nước cho phép bán đấu giá, khi bán xong khoản này mới khôi phục lại vốn.

Theo ông Dương Công Minh, ngân hàng Sacombank sẽ chia cổ tức sau khi hoàn tất việc xử lý cổ phiếu. Ông Minh chia sẻ, bản thân ông cũng là cổ đông Sacombank, cũng muốn được chia nên "Ngân hàng được chia là chia hết luôn, chia 100%, không giữ lại".

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank cũng cho biết Ngân hàng Sacombank sẵn sàng chia cổ tức cho cổ đông để tăng vốn, nhưng với điều kiện phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Vì vậy có thể hiểu việc chia cổ tức cho cổ đông của Sacombank phải thực hiện theo đề án tái cơ cấu và việc chia cổ tức phải theo đúng quy định và trình tự của pháp luật.
Lợi nhuận 18387 tỉ đồng, vì sao Sacombank vẫn chưa chia cổ tức?- Ảnh 2.

Ngân hàng Sacombank sẽ chia cổ tức sau khi hoàn tất việc xử lý cổ phiếu.

Lợi nhuận tăng đều đặn 7 năm liên tiếp, Sacombank đặt mục tiêu phát triển hơn nữa trong năm 2024

Sacombank cho biết, trong năm 2023, ngân hàng này đã quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu. Theo ước tính của ngân hàng Sacombank, gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng đã được xử lý thành công, nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính, số chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (chủ yếu là trái phiếu VAMC) đã giảm từ 21.514 tỷ đồng về 16.433 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III và giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Ngân hàng Sacombank đã trích lập được 14.603 tỷ đồng dự phòng cho số còn lại này.

Giữa năm 2017, Sacombank bắt đầu chặng đường mới dưới thời Chủ tịch Dương Công Minh. Tính đến cuối 2023, quy mô tổng tài sản Sacombank đạt 674.389 đồng tỉ đồng, gấp gần 2 lần so với mức hơn 368.000 tỉ đồng cuối 2017.

Lợi nhuận 18387 tỉ đồng, vì sao Sacombank vẫn chưa chia cổ tức?- Ảnh 3.

Năm 2024, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2023.

Về tình hình kinh doanh, Sacombank ghi nhận lợi nhuận tăng đều đặn từ 2017 đến 2023. Trong đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2017 đạt 1.181 tỉ đồng thì đến năm 2023 lên tới 7.718 tỉ đồng, tức gấp hơn 6,5 lần.

Đặc biệt, tỉ lệ nợ xấu của Sacombank đã giảm mạnh từ mức 6,9% năm 2016 xuống mức hơn 2% cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, Sacombank cũng đã hoàn tất trích lập 100% dự phòng nợ bán VAMC chưa thu hồi, một trong những mục tiêu quan trọng của đề án tái cơ cấu

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2023. Tỉ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Nguồn vốn huy động dự kiến năm nay đạt 636.600 tỉ đồng, cao hơn 10% so với cuối năm 2023. Còn tổng dư nợ tín dụng đạt 535.800 tỉ đồng, tăng 11%. Cuối năm 2024, tổng tài sản của Sacombank dự kiến ở mức 724.100 tỉ đồng, tăng 10%./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Định hướng sắp xếp cơ sở y tế, giáo dục và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Công văn số 03/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã định hướng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có y tế, giáo dục).

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

TOÀN VĂN: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

LỊCH THI TỐT NGHIỆP THPT năm 2025

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Theo quy định của Bộ GDĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tướng: Chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính

Phát triển kinh tế tư nhân và doanh nghiệp dân tộc

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong thực hiện thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức cho cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức.

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi