Kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu

25/10/2023 17:01

(Chinhphu.vn) - Đại biểu Vương Thị Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu  - Ảnh 1.

Đại biểu Vương Thị Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu đang rất thấp, không còn phù hợp

Cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, đại biểu Vương Thị Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cho biết, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, Nhà nước, Chính phủ và các địa phương có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh, nhất là học sinh vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số ít người.

Theo đại biểu Vương Thị Hương, mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang rất thấp. 

Theo đó, tổng các định mức hỗ trợ tối đa một học sinh (thuộc các đối tượng được hưởng chế độ) được nhận trong một tháng bằng 100% mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng và thấp nhất bằng 40% mức lương cơ sở. 

Kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu  - Ảnh 2.

Theo đại biểu Vương Thị Hương, mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang rất thấp.

Nhưng các chính sách trên chỉ áp dụng cho các trường THPT công lập, không áp dụng cho học sinh ở các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. 

Trong đó, 140 nghìn đồng/một người là số tiền học sinh ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng. Đại biểu Vương Thị Hương cho rằng, mức hỗ trợ này quá thấp và đã được duy trì 12 năm nay, không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Do vậy, đại biểu kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 1, Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng nâng mức trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung.

Kiến nghị nâng mức trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu  - Ảnh 3.

Kiến nghị thay đổi nguồn kinh phí chi trả chế độ cho người dạy các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục

Cũng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đại biểu Vương Thị Hương cho biết, với nội dung xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Tiểu dự án 1- DA5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tại khoản 7 Thông tư 55/2023/BTC quy định: 

“Chi tiền công đối với người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (nếu có) từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 5 Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 8 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

Hiện nay kinh phí chi trả chế độ cho người tham gia dạy các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục được hướng dẫn chi từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” do địa phương đảm bảo, nên nhiều địa phương gặp khó khăn trong cân đối, chưa bố trí thanh toán chế độ cho giáo viên kịp thời. 

Đại biểu kiến nghị cho phép sử dụng nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để chi trả chế độ cho người dạy các lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.


Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi