Hà Nội đề xuất mức học phí mới

17/05/2023 14:38

(Chinhphu.vn) - Thông tin thành phố Hà Nội dự kiến trình HĐND thành phố nghị quyết quy định mức thu học phí mới từ năm học 2023-2024 đang thu hút sự quan tâm của xã hội.

Hà Nội đề xuất mức học phí mới - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương.

Lý do Hà Nội đề xuất mức học phí mới?

Trao đổi với báo chí xung quan vấn đề này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, cho biết: Theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, khung học phí từ năm học 2023-2024 trở đi được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm. 

Căn cứ khung học phí năm học 2023-2024, HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể với mức tăng hằng năm không quá 7,5%.

Như vậy, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đã nêu rõ: Các địa phương phải xây dựng mức học phí mới. Mức thu này nằm trong khung quy định của Chính phủ, cụ thể ở từng cấp học. 

Đơn cử như, ở địa bàn thành thị, mức thu học phí của trẻ mầm non và học sinh tiểu học là từ 300.000 đồng đến 540.000 đồng/trẻ/tháng; mức thu học phí của học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 300.000 đồng đến 650.000 đồng/học sinh/tháng....

Ông Trần Thế Cương nêu rõ: Thành phố Hà Nội xây dựng mức thu học phí căn cứ theo quy định Nghị định 81/2021/NĐ-CP và các điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. 

Cụ thể, mức thu nhập bình quân năm 2022 của người dân thành phố đã tăng so với năm 2021 là 7,01%; chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 tăng 3,4% so với năm 2021. Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2023 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm 2022. 

Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng, tăng 20%.

Theo quy định của Trung ương, hằng năm, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của người dân, địa phương được quyết định mức học phí cụ thể trong khung quy định của Chính phủ với tỷ lệ tăng không quá 7,5%.

Hà Nội đề xuất mức học phí thấp nhất theo khung quy định

Theo ông Trần Thế Cương, hiện nay, đời sống người dân đã ổn định sau dịch COVID-19, nền kinh tế dần phục hồi, thể hiện ở các chỉ số thống kê nêu trên. 

Tuy nhiên, để bảo đảm ổn định mức học phí so với năm học 2022-2023, thành phố Hà Nội dự kiến đề xuất mức thu học phí năm học 2023-2024 bằng mức học phí năm học 2022-2023 và bằng mức sàn (mức thấp nhất) trong khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đơn cử, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định mức sàn học phí của học sinh các cấp học là 300.000 đồng/học sinh/tháng, mức trần học phí của học sinh mầm non, tiểu học là 540.000 đồng/học sinh/tháng; mức trần học phí của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông là 650.000 đồng/học sinh/tháng; thì thành phố Hà Nội đề xuất mức thu học phí tất cả học sinh các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đều là 300.000 đồng/học sinh/tháng, tức là mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ.

Hà Nội đề xuất mức học phí mới - Ảnh 2.

Quy định về mức thu học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Hà Nội đề xuất mức học phí mới - Ảnh 3.

Dự kiến mức thu học phí của thành phố Hà Nội.

16.623 học sinh nghèo được miễn, giảm học phí

Ông Cương cho biết thêm: Nhằm chia sẻ với người dân trong bối cảnh có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm học 2022-2023, Hà Nội áp dụng chính sách hỗ trợ mức học phí của học sinh các cấp học. 

Hiện nay, đời sống người dân thành phố đã ổn định sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; nền kinh tế cũng đang dần phục hồi, thể hiện rõ ở các chỉ số đã nêu, vì vậy thành phố Hà Nội dự kiến đề xuất HĐND thành phố tạm dừng hỗ trợ học phí từ năm học 2023-2024.

Năm học 2023-2024, thành phố tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều được hưởng công bằng trong tiếp cận giáo dục. 

Cụ thể, các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh khuyết tật và các đối tượng chính sách khác được hưởng chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. 

Ước tính, tổng số trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2023-2024 là 16.623 học sinh. 

Tổng kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo mức thu học phí đề xuất dự kiến khoảng 16,6 tỷ đồng./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi