Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách

18/05/2023 10:14

(Chinhphu.vn) - Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách.

Đây là một trong những yêu cầu tại thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 9/5, tại Phiên họp thứ 23.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời, tán thành nhiều nội dung trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế. 

Rà soát phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả

Để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, bảo đảm chất lượng của dự án Luật.

 Trong đó, tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Văn kiện và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngân hàng,..

Rà soát phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung, làm rõ các khái niệm như tập đoàn tài chính, người có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của các khái niệm trong hệ thống pháp luật. 

Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng này. 

Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính đã được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 Làm rõ các nội dung tại dự thảo Luật về tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD có liên quan đến Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan. Rà soát quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý, người điều hành, Ban kiểm soát, bảo đảm tiệm cận với các thông lệ quốc tế tốt về quản trị công ty. Rà soát, hoàn thiện quy định về tài chính của TCTD, về doanh thu, chi phí, lãi dự thu, trích lập dự phòng, chế độ kế toán, kiểm toán, trích lập các quỹ... trong dự thảo Luật.

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách liên quan đến số hóa dịch vụ ngân hàng tại dự thảo Luật, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động công nghệ tài chính (Fintech), bảo đảm thống nhất với Luật Giao dịch điện tử và các luật khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các dịch vụ ngân hàng phi tài chính. Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, như tỷ lệ bảo đảm an toàn, dự phòng rủi ro, giới hạn trong kinh doanh bất động sản.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục và biện pháp xử lý về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt

 Để hoàn thiện dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát kỹ các quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt TCTD, bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục và biện pháp xử lý về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt nhằm bảo đảm quá trình ra quyết định nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khắc phục bất cập trong việc xử lý các TCTD yếu kém thời gian qua.

Rà soát kỹ để quy định phù hợp thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong quá trình triển khai can thiệp sớm hoặc kiểm soát đặc biệt, làm rõ vai trò của người đứng đầu trong việc ra các quyết định. 

Đánh giá toàn diện về cho vay đặc biệt; làm rõ cơ sở, sự cần thiết và đánh giá kỹ tác động của việc cho vay đặc biệt; cân nhắc phân cấp thẩm quyền theo loại vay, lãi suất vay, tài sản bảo đảm của khoản vay, nhất là đối với cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm. 

Tiếp tục rà soát tính tương thích của hệ thống pháp luật trong biện pháp Bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng hợp tác xã, các TCTD khác cho vay đặc biệt. Làm rõ trách nhiệm thu hồi khoản vay đặc biệt của cơ quan quản lý, các chủ thể cho vay và các bên có liên quan.

Rà soát các nội dung xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD hết hiệu lực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh hành chính hóa quan hệ dân sự, hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế, phù hợp với Hiến pháp, không chồng chéo với các quy định của các luật khác có liên quan. 

Cần làm rõ nguyên tắc chỉ luật hóa những nội dung trong điều kiện bình thường hoặc những nội dung đặc thù nhưng có thể áp dụng trong điều kiện bình thường và chỉ áp dụng với những khoản vay đúng quy định; các quy định về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc của hệ thống pháp luật hiện hành. Cần lấy thêm ý kiến của Bộ Công an, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, các chuyên gia về các nội dung này.

Tiếp tục rà soát nghiên cứu quy định đối với tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo hướng thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ; mở rộng đối tượng được mua, bán xử lý nợ xấu bao gồm cả Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC), các công ty mua bán nợ, bảo đảm thị trường mua, bán nợ công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Cân nhắc vai trò của VAMC.



Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi