Điều kiện, tiêu chuẩn chung
Cán bộ được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chung như sau:
1- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2- Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
3- Nội dung của khóa bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác hoặc vị trí lãnh đạo, quản lý được quy hoạch.
4- Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
5- Được cử đi bồi dưỡng không quá 02 lần một năm, không bố trí tham gia bồi dưỡng trong 02 năm liên tiếp theo kinh phí thực hiện Kết luận 39. Đối với bồi dưỡng ngắn hạn, cán bộ chỉ được tham gia một lần. Trường hợp cần thiết do Lãnh đạo Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 39 xem xét, quyết định.
6- Có cam kết trước khi được cử đi bồi dưỡng (theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế này).
Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn chung nêu trên, cán bộ được cử đi bồi dưỡng cần đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn:
Cán bộ còn đủ thời gian công tác là lãnh đạo, quản lý ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng trung hạn:
Còn đủ thời gian công tác là lãnh đạo, quản lý ít nhất 24 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
Có năng lực học trực tiếp bằng ngoại ngữ.
Phải đạt yêu cầu của vòng phỏng vấn tuyển chọn của cơ sở đào tạo thực hiện chương trình bồi dưỡng trung hạn.
Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ:
Còn đủ thời gian công tác ít nhất 24 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
Phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đầu vào, đầu ra thực hiện theo thông báo tuyển sinh hằng năm hoặc của từng khóa học.
Quy trình tuyển chọn
Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng hằng năm được phê duyệt, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 39 (Cơ quan thường trực) thông báo chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ được cử đi bồi dưỡng đến các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
Căn cứ vào chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ của từng khóa bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng, các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị tuyển chọn, lập danh sách và gửi hồ sơ đăng ký về Cơ quan thường trực để tổng hợp.
Cơ quan thường trực tổng hợp, thẩm định danh sách và hồ sơ cán bộ đăng ký; tổ chức phỏng vấn, kiểm tra (nếu có) để báo cáo Lãnh đạo Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 39 xem xét, phê duyệt.
+ Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;
+ Cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục và tương đương; lãnh đạo cấp cục, vụ và tương đương của các ban, bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;
+ Ủy viên ban thường vụ tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và tương đương.
Đối tượng được cử đi bồi dưỡng trung hạn (khoảng 03 tháng) gồm:
+ Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý;
+ Cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục và tương đương; lãnh đạo cấp cục, vụ và tương đương của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương;
+ Ủy viên ban thường vụ tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và tương đương;
+ Cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương trở lên ở địa phương.
Đối tượng được cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ (khoảng 04 tháng trong nước và 04 tháng ở nước ngoài):
Là cán bộ, công chức, viên chức phải thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc, liên quan đến một trong các lĩnh vực sau: đối ngoại, ngoại vụ; hợp tác quốc tế, an ninh quốc phòng; đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, quản lý dự án với nước ngoài, hợp tác lao động với nước ngoài; thông tin, tuyên truyền, truyền thông đối ngoại; nghiên cứu giảng dạy tại các trường chính trị, trường cao đẳng, đại học, học viện, viện hàn lâm; công việc liên quan đến yếu tố nước ngoài tại các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.