Đề xuất tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý

21/05/2024 12:51

(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đề xuất tiêu chuẩn chức danh hỗ trợ pháp lý. Quy định sẽ được áp dụng đối với viên chức hỗ trợ pháp lý làm việc tại Trung tâm thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp và Trung tâm thông tin công chứng thuộc Sở Tư pháp.

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công chứng viên, đấu giá viên, hỗ trợ nghiệp vụ và hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản và trợ giúp pháp lý.

Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II

Theo dự thảo, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ: 

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý;

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; 

Chủ trì xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; 

Tham gia xây dựng tài liệu, làm giảng viên, báo cáo viên về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; 

Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam để tiếp nhận, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; phát triển đội ngũ cộng tác viên về Trang/Cổng thông tin điện tử.

Bên cạnh đó, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ hướng dẫn viên chức Hỗ trợ pháp lý hạng III thực hiện việc xây dựng, thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp dữ liệu, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định; hướng dẫn viên chức Hỗ trợ pháp lý hạng III theo dõi, điểm tin báo chí và các phương tiện truyền thông khác hàng ngày về các hoạt động có liên quan đến trợ giúp pháp lý trên toàn quốc;

Phối hợp xử lý thông tin, ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị trực tuyến của người dân liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý thông qua Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

Viên chức hỗ trợ pháp lý hạng II làm việc tại Trung tâm thông tin công chứng thuộc Sở Tư pháp có nhiệm vụ: Chủ trì hoặc tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.

Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng III

Theo dự thảo, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ tham gia xây dựng văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; 

Tham gia xây dựng hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; 

Tham gia xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ, cung cấp thông tin về trợ giúp pháp lý; 

Tham gia xây dựng, quản lý, vận hành Trang/Cổng thông tin điện từ trợ giúp pháp lý Việt Nam; tham gia phát triển đội ngũ cộng tác viên về Trang/Cổng thông tin điện tử.

Viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý tham gia xây dựng, thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp dữ liệu, thông tin về trợ giúp pháp lý đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; 

Tham gia theo dõi, điểm tin báo chí và các phương tiện truyền thông khác hàng ngày về các hoạt động có liên quan đến trợ giúp pháp lý trên toàn quốc; biên tập các tin, bài viết về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và đăng tải trên Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam; 

Tiếp nhận thông tin, ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị trực tuyến của người dân liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý thông qua Trang/Cổng thông tin điện tử trợ giúp pháp lý Việt Nam.

Bên cạnh đó, trực điện thoại đường dây nóng về trợ giúp pháp lý trong giờ hành chính; tiếp nhận thông tin vụ việc qua đường dây nóng, tiếp nhận ý kiến phản ánh từ các tổ chức, cá nhân nói chung và người được trợ giúp pháp lý nói riêng về hoạt động trợ giúp pháp lý trên toàn quốc; 

Cung cấp thông tin về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định cho người dân khi họ có yêu cầu; chuyển các vụ việc trợ giúp pháp lý do người dân chuyển đến bằng phương thức điện tử cho tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại Trung tâm Thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý thuộc Cục Trợ giúp pháp lý tham gia trong việc phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, các cơ quan, đơn vị khác có liên quan để thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

Dự thảo nêu rõ, viên chức hỗ trợ pháp lý hạng III làm việc tại Trung tâm thông tin công chứng thuộc Sở Tư pháp có nhiệm vụ tham gia thực hiện hỗ trợ thông tin và tư vấn công chứng của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định và theo phân công của lãnh đạo đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III

- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.

- Tuân thủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và bảo mật thông tin trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy chế, quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II, hỗ trợ pháp lý hạng III

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được mô tả tại Đề án vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp Hỗ trợ pháp lý hạng II, Hỗ trợ pháp lý nghiệp vụ hạng III

- Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác hỗ trợ nghiệp vụ.

- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện hỗ trợ nghiệp vụ.

- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh, xử lý các tình huống hỗ trợ nghiệp vụ.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện hỗ trợ nghiệp vụ.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu vị trí việc làm.

- Viên chức dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ chức danh hỗ trợ pháp lý hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh hỗ trợ pháp lý hạng III thì thời gian giữ ngạch hỗ trợ pháp lý hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi