Đề xuất ban hành Danh mục động vật hoang dã được phép nuôi thương mại

14/09/2022 08:56

(Chinhphu.vn) - Đã đến lúc cần phải ban hành Danh mục động vật hoang dã được phép gây nuôi thương mại và giới hạn hoạt động nuôi thương mại trong những loài thuộc danh mục này.

Đề xuất ban hành Danh mục động vật hoang dã được phép nuôi thương mại

Tội phạm về động vật hoang dã là mối đe dọa trực tiếp đối với nền pháp quyền và trật tự quốc gia

Ngày 13/9, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên tổ chức Tọa đàm “Giải pháp quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam”.

Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)…

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Tom Lyons, Giám đốc Cơ quan Phòng, chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép, thời gian qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chung và Cơ quan Phòng, chống ma túy và Thực thi pháp luật quốc tế nói riêng đã, đang nỗ lực ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới để nâng cao năng lực, hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật, thẩm phán, kiểm sát viên, cán bộ hải quan cùng các lực lượng chức năng khác.

Trên thế giới, tội phạm xuyên quốc gia về môi trường có mạng lưới chính trải dài khắp châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. 

Ngoài tác động tàn phá đối với hệ sinh thái và động vật, tội phạm về động vật hoang dã còn là mối đe dọa trực tiếp đối với nền pháp quyền và trật tự quốc gia. 

Điều này không chỉ là mối đe dọa đối với sự giàu mạnh, độc lập của Việt Nam mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, an ninh trên toàn thế giới.

Việt Nam hiện là điểm đến hàng đầu cho các tội phạm về sừng tê giác

Thực tế, Việt Nam hiện là điểm đến hàng đầu cho các tội phạm về sừng tê giác và các sản phẩm, bộ phận của hổ, ngà voi và vảy tê tê. 

Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã và triệt tiêu được tình trạng gian lận trong công tác quản lý gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam, một trong những giải pháp khả thi là ban hành Danh mục động vật hoang dã được phép gây nuôi thương mại và giới hạn hoạt động nuôi thương mại trong những loài thuộc danh mục này.

Theo nhận định của bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, danh mục này sẽ giúp giải quyết các lỗ hổng trong quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam. 

Việc ban hành danh mục này sẽ góp phần bảo đảm các loài động vật hoang dã không phù hợp cho nuôi thương mại không bị nuôi nhốt, buôn bán trái phép hay nhập lậu vào các cơ sở nuôi thương mại.

Với quy trình cấp phép đơn giản, nhanh chóng, cán bộ quản lý chỉ cần đối chiếu loài được đăng ký với Danh mục động vật hoang dã được phép nuôi thương mại và cấp phép nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần thực hiện thêm các thủ tục xác nhận với cơ quan khoa học. 

Chủ cơ sở nắm rõ những loài được phép nuôi thương mại và đầu tư nguồn lực phù hợp cho hoạt động nuôi, danh mục được ban hành có thể đi kèm với quy trình đăng ký được đơn giản hóa tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi. 

Cùng với đó, Danh mục động vật hoang dã được phép gây nuôi thương mại sẽ được cập nhật hàng năm từ đề xuất của người nuôi, cơ quan quản lý sau khi tham vấn ý kiến của cơ quan khoa học, đảm bảo tạo điều kiện cho người nuôi.

Ban hành danh mục động vật hoang dã được phép nuôi thương mại là giải pháp bước đầu

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Quảng Trường, chuyên gia thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho rằng, việc ban hành một danh mục động vật hoang dã được phép gây nuôi vì mục đích thương mại là giải pháp bước đầu được kỳ vọng có thể ngăn chặn tình trạng lợi dụng lỗ hổng pháp luật về quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã; loại bỏ những tác động tiêu cực của hoạt động này đối với các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa; đơn giản hóa đáng kể các thủ tục cho cả người nuôi và cơ quan quản lý trên toàn quốc.

Về lâu dài, giải pháp này cần kết hợp cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và tăng cường thực thi pháp luật để quản lý toàn diện, hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã vì lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tương lai an toàn cho các loài động vật hoang dã, đồng thời cho phép người dân phát triển kinh tế, tăng lợi nhuận mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên.

Để phát triển bền vững nghề gây nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đảm bảo các yếu tố như: Quy hoạch hợp lý về vùng nuôi, đối tượng nuôi và quy mô nhân nuôi; đánh giá và dự báo thị trường; hướng dẫn kỹ thuật nuôi và đánh giá rủi ro; quản lý và giám sát hiệu quả. Những loài nên đưa vào nuôi thương mại bao gồm các loài sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt, có hiệu quả kinh tế và không bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên.

Việt Nam đang có khoảng 9.000 cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã 

Việt Nam hiện đang có khoảng 9.000 cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã đã được cấp phép và ước tính còn nhiều cơ sở hoạt động tự phát hoặc đang trong quá trình chờ cấp phép. 

Có nhiều bằng chứng cho thấy cơ chế quản lý lỏng lẻo và thiếu sự giám sát hiệu quả đối với hoạt động nuôi thương mại động vật hoang dã đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng nhằm thu lợi bất chính từ việc nhập lậu và hợp pháp hóa động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp. 

Các cơ sở có thể dễ dàng mua bán “giấy phép vận chuyển” để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật hoang dã. 

Một số cơ sở đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp trong một thời gian dài trước khi đăng ký với cơ quan chức năng hoặc nuôi các loài không phải là loài được cấp phép. 

Chính vì vậy, hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI SÁP NHẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH, SẮP XẾP CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG SÁP NHẬP MỘT SỐ TỈNH, KHÔNG TỔ CHỨC CẤP HUYỆN, GIẢM ĐẦU MỐI MỞ RỘNG QUY MÔ CẤP XÃ

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thời gian tới Chính phủ tập trung hoàn thành đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, theo hướng sáp nhập một số tỉnh để mở rộng địa giới cấp tỉnh phù hợp tiêu chí, điều kiện, hoàn cảnh, truyền thống lịch sử - văn hóa; không tổ chức cấp huyện; giảm đầu mối để mở rộng quy mô của cấp xã; đồng thời đề xuất sửa đổi, bố sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan.

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Tạm dừng điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tạm dừng việc tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhân sự; nghiên cứu, rà soát các tiêu chí, dự kiến đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính...

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

KẾT LUẬN 127-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Sau đây là toàn văn Kết luận số 127-KL/TW:

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

BỘ CHÍNH TRỊ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU BỎ CẤP HUYỆN, SÁP NHẬP MỘT SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Kết luận số 126-KL/TW yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi