Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)

07/12/2024 17:57

(Chinhphu.vn) - Tòa án nhân dân tối cao đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi).

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp

Đề xuất sửa đổi Luật Phá sản năm 2014 theo quy trình 02 kỳ họp

Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức họp phiên thẩm tra sơ bộ đề nghị bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Tham dự phiên họp có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Trường Giang, Trần Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Mai Phương; các Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đại diện Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội.

Cùng dự phiên họp có: Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt; đại diện các bộ, ngành có liên quan;…

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, để chuẩn bị nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 40 (tháng 12/2024), thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ các nội dung: Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương tình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; Báo cáo số 726/BC-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh.

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu khai mạc phiên họp

Báo cáo tại phiên họp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Kết luận số 19- KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 755/NQ- UBTVQH15 ngày 27/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV; căn cứ Kế hoạch số 25-KH/BCSĐ ngày 09/01/2023 của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Phá sản năm 2014.

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 3.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng

Theo Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng, qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014, bên cạnh những kết quả đạt được Luật vẫn tồn tại một số vướng mắc, bất cập, như: chưa có cơ chế khuyến khích việc áp dụng sớm thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã; quy định về thẩm quyền của Tòa án còn phân tán, chưa hợp lý; chưa quy định thủ tục giản lược để giải quyết những vụ việc đơn giản; chưa có các quy định để kết hợp, sử dụng phương thức tố tụng điện tử, quy định về Quản tài viên còn có điểm bất cập...

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 4.

Các đại biểu tham gia phiên họp

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)

Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phá sản (sửa đổi) đề xuất 05 chính sách, gồm: 

- Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; 

- Xây dựng thủ tục phục hồi giản lược, thủ tục phá sản giản lược đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; 

- Xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản; 

- Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên, người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản; 

- Hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc phá sản để khắc phục vướng mắc, bất cập và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về thời gian trình, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5 năm 2025, thông qua tại kỳ họp tháng 10 năm 2025.

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 5.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên

Cần thiết sửa đổi Luật Phá sản

Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Phá sản. 

Đồng thời, các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật phù hợp với tinh thần đổi mới tư duy lập pháp, chỉ quy định trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn cho thấy phù hợp, ổn định, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. 

Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật được chuẩn bị đầy đủ về thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục hoàn thiện thêm để bảo đảm yêu cầu theo quy định.

Về phạm vi điều chỉnh, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được đề xuất xây dựng theo hướng độc lập với thủ tục phá sản là khác so với Luật Phá sản hiện hành. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tiến hành, tham gia thủ tục phục hồi. 

Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục rà soát nội dung điều chỉnh của Luật Phá sản để đồng bộ, thống nhất với các luật khác có quy định về quy trình, thủ tục phá sản, như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng.

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 6.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Tô Văn Tám

Thống nhất bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương trình năm 2025

Liên quan đến các chính sách của dự án luật, các ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động cụ thể hơn chính sách xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm tránh việc ban hành quy định không rõ ràng, phát sinh thủ tục tiền phá sản làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp;

Bổ sung đánh giá tác động kinh tế, tác động xã hội trong quá trình doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện thủ tục phục hồi, đặc biệt là tác động của việc “khoanh tiền nợ thuế”, “tạm dùng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất”.

Về thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, đa số các ý kiến cơ bản thống nhất với đề nghị của Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung dự án Luật vào Chương trình năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025). 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá thêm về tính khả thi giữa nội dung cần tiếp tục phải hoàn thiện tại hồ sơ dự án Luật với thời điểm trình Quốc hội.

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 7.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn tiêu chí, điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi giản lược và thủ tục phá sản giản lược; làm rõ sự khác biệt giữa thủ tục giản lược và thủ tục rút gọn;

Tiếp tục rà soát với quy định của pháp luật có liên quan để quy định đối tượng, điều kiện được xem xét áp dụng thủ tục giản lược phù hợp, khả thi; làm rõ hiệu quả, tính khả thi của các thủ tục thực hiện trực tuyến trong trường hợp không chỉ định Quản tài viên.

Liên quan tới xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản, đề nghị làm rõ điều kiện để áp dụng hình thức trực tiếp, trực tuyến, kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến để giải quyết vụ việc phá sản.

Đề xuất 5 chính sách trong Luật Phá sản (sửa đổi)- Ảnh 8.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng kết luận nội dung phiên họp

Làm rõ các nội dung chính sách trong Luật Phá sản sửa đổi

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Phá sản với các lý do được nêu tại Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao. 

Đồng thời, nhất trí với thời điểm trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (5/2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) là phù hợp để kịp thời khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phá sản hiện hành. 

Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục làm rõ hơn nội dung các chính sách trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của chính sách, sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

THỦ TƯỚNG: KHẨN TRƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC BỘ MÁY THEO HƯỚNG BỘ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC, GIẢM TỔ CHỨC BÊN TRONG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Các tuyến đường CÔNG AN XÃ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm từ ngày 1/1/2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Theo Thông tư số 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2025, Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã, đường thôn thuộc địa bàn quản lý.

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Dự kiến TÊN GỌI CỦA 5 BỘ MỚI sau sắp xếp, hợp nhất

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hợp nhất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT SÁP NHẬP, KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, MÔ HÌNH TỔNG CỤC...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã nêu lên phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Quốc hội thông qua LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Quốc hội thông qua LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM sửa đổi

Chính sách mới

(Chinhphu.vn) - Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi