Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025

05/06/2024 20:46

(Chinhphu.vn) - Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn tại 2 tỉnh Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 1.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang  

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 2.

Gợi ý bài làm môn Ngữ văn Kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024 - 2025 ở Tiền Giang

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 3.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 4.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 5.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 6.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 7.


 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 8.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tại Tiền Giang, Khánh Hòa năm học 2024-2025- Ảnh 9.

 Gợi ý bài làm đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Khánh Hòa 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Thể thơ tự do

Câu 2.

Phép liệt kê: nắng, gió và tím.

Câu 3.

Cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình: cô đơn, khắc khoải và phảng phất nỗi buồn.

Câu 4.

HS đưa ra quan điểm cá nhân (đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần) và đưa ra lí giải phù hợp. Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả bởi những điều giản dị thường nhỏ bé, bình dị nên đôi khi chúng ta vô tình mà bỏ qua mất.

- Không đồng tình với quan điểm vì những điều giản dị thường đơn giản nên ai cũng có thể hiểu được.

- Đồng tình một phần vì những điều giản dị xung quanh ta dễ hiểu, tuy nhiên vì nhỏ bé nên chúng ta vô tình bỏ qua dẫn đến không thể hiểu hết ý nghĩa, giá trị của nó. Bởi vậy, chúng ta cần có con mắt tâm hồn nhạy cảm để hiểu, để cảm nhận hết những điều giản dị xung quanh mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị.

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị.

2. Giải thích:

- Bình dị là những giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống nhưng có ý nghĩa tích cực, lớn lao đối với con người.

3. Bàn luận

- Ý nghĩa của việc trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống:

+ Những điều tốt đẹp bình dị sẽ khơi dậy và bồi đắp cho chúng ta tình yêu và nghị lực vượt lên trên khó khăn

Trong cuộc sống.

+ Những điều tốt đẹp bình dị sẽ thức tỉnh chúng ta về những giá trị sống mà mình đeo đuổi. Thành công, hạnh phúc không chỉ là những điều lớn lao, vĩ đại mà có khi bắt đầu từ những điều tốt đẹp nhỏ bé, bình dị.

+ Những điều tốt đẹp bình dị sẽ ươm mầm, vun đắp nên những giá trị lớn lao, góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Nêu phản đề: Có những người không biết trân trọng, nâng niu,... không biết tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cần phải giáo dục, uốn nắn, thức tỉnh...

4. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động

Câu 2.

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), ông từng tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ca ngợi tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

II. Thân bài

* Phân tích hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà:

1. Tâm trạng của ông Sáu

- Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết

- Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.

- Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.

- Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ

- Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

- Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.

=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.

2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

- Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến

- Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người

- Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình

- Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con.

3. Nghệ thuật

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để từ đó bộc lộ nội tâm nhân vật.

- Nghệ thuật xây xựng nhân vật tài tình, miêu tả tâm lý sâu sắc, chân thực.

III. Kết bài

- Nhân vật ông Sáu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

- Nhân vật ông Sáu - người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị công dân đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau.

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI, XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT từ năm 2025

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025.

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Thống nhất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội; bổ sung quy định tiền lương, nhà ở, cấp bậc hàm...

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan; bổ sung quy định liên quan đến tiền lương, cấp bậc hàm, nhà ở xã hội,...

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ từ 6-14 tuổi

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi qua Cổng dịch vụ công.

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam, nữ sĩ quan; đề nghị phân cấp quy định trần quân hàm

Tham vấn chính sách

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các Thành viên Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, Chính phủ thống nhất quy định tuổi nghỉ hưu của nam sĩ quan và nữ sĩ quan bằng nhau.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi