Công điện của Bộ NNPTNT chỉ đạo ứng phó Bão số 10
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Công điện số 9801/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 23/12/2024 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau; Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão số 10
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không di chuyển vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; căn cứ tình hình cụ thể, quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
2. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
3. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
4. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó diễn biến của bão.
5. Trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Công điện của EVN về triển khai ứng phó cơn bão số 10
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam điện vừa có công điện số 7477/CĐ-EVN ngày 24/12/2024 gửi các đơn vị thành viên về việc triển khai ứng phó cơn bão số 10.
Thực hiện các Công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số9758/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 20/12/2024 về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, số 9801/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 23/12/2024 về việc ứng phó vớibão số 10; để đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị:
1. Khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo liên quan tại Công điện số9758/CĐ-BNN-ĐĐ, số 9801/CĐ-BNN-ĐĐ nêu trên.
2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 28/3/2024 của Bộ CôngThương, Chỉ thị số 1831/CT-EVN ngày 04/4/2024 của Tập đoàn về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.
3. Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết quacác phương tiện thông tin đại chúng và Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Cập nhật, thực hiện đầy đủ các nội dungtrong Công điện, văn bản chỉ đạo của các cấp được đăng tải trên trang webhttp://phongchongthientai.evn.com.vn của Tập đoàn.
4. Các đơn vị không được chủ quan, khẩn trương kiểm tra, chuẩn bị ứng phótheo phương châm “4 tại chỗ”, khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất cấp điện trở lại bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị, đặc biệt tuân thủ theo Phiếu thao tác, Phiếu công tác/Lệnh công tác.
5. Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan trong phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện trong mùa mưa bão và ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí để cung cấp, đăng tải thông tin đầy đủ, chính xác.
6. Đối với đơn vị bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai phải cập nhật báo cáo,số liệu lên trang web http://phongchongthientai.evn.com.vn trước 07h00, 15h00 hàng ngày.
Trường hợp xảy ra sự cố, thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đơn vị cầnnhanh chóng cung cấp thông tin sơ bộ về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVN.
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện.
Khẩn trương triển khai công tác phòng, chống bão số 10 (Pabuk)
Để phòng, chống bão Pabuk có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chiều tối 23/12, Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản yêu cầu:
Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các lực lượng chức năng: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Quân sự,... khẩn trương rà soát, thống kê các phương tiện tàu thuyền, đoàn người hoạt động trên biển; có các biện pháp hướng dẫn và tổ chức đưa người dân vào nơi trú ẩn an toàn, không để xảy ra thiệt hại về người.
Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng cứu kịp thời, có hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại thấp nhất tài sản cho người dân do bão gây ra.
Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó phù hợp theo phương châm “bốn tại chỗ”, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng của bản thân và gia đình.
TPHCM chủ động lên phương án ứng phó với cơn bão số 10
Để ứng phó với cơn bão số 10, Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM đã có công điện gửi các đơn vị, sở, ngành trên địa bàn TPHCM chủ động lên phương án triển khai các giải pháp ứng phó với cơn bão số 10.
Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TPHCM yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động chuẩn bị, sẵn sàng triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho người dân và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển.
Các lực lượng vũ trang và TP Thủ Đức, các quận, huyện chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, di dời, sơ tán dân theo phương án của địa phương; UBND huyện Cần Giờ, TPHCM chuẩn bị sẵn phương án di dời dân xã đảo Thạnh An và các hộ dân có nhà đơn sơ, tạm bợ ven sông, biển đến các địa điểm kiên cố an toàn theo phương án của địa phương khi có chỉ đạo của UBND TPHCM.
Sở Xây dựng TPHCM, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh đô thị để chặt tỉa, đốn hạ nhánh cây, thân cây không đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa, bão.
Tổ chức huy động lực lượng, phương tiện, vật tư khắc phục xử lý các trường hợp cây xanh ngã, đổ để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. Đặc biệt xử lý các cây ngã đổ lên nhà ở, công trình kiến trúc khác.
Sở GTVT TPHCM chỉ đạo Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn theo dõi chặt chẽ tình hình mưa bão, ngập úng để điều tiết giao thông qua lại trong đường hầm vượt sông Sài Gòn đảm bảo an toàn tuyệt đối…
Dự báo diễn biến BÃO SỐ 10
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều ngày 23/12 áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 10 năm 2024).
Hồi 07 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ 5-10km/h.
Dự báo diễn biến bão số 10 (trong 24 đến 48 giờ tới)
Thời điểm dự báo | Hướng, tốc độ | Vị trí | Cường độ | Vùng nguy hiểm | Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng) |
07h/25/12 | Tây Tây Nam, 5-10km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới | 10,8 N-110,2E; trên vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận | Cấp 6-7, giật cấp 9 | 9,5N-13,5N; 110,0E-114,0E | Cấp 3: vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa); vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận |
07h/26/12 | Tây Tây Nam, khoảng 10 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp | 10,4N-108,3E; trên vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu | < Cấp 6 |
|
|
Dự báo tác động của bão số 10
Vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6-7.
Vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4,0-6,0m; biển động mạnh.
Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận (bao gồm đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3,0-6,0m; biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn./.