Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó

22/01/2024 11:25

(Chinhphu.vn) - Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 7-10 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 2-5 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ. Khu vực Bắc Trung Bộ từ 9-11 độ; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế từ 13-16 độ.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 1.

Không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiệt độ thấp nhất vùng núi cao xuống dưới 0 độ

Không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiệt độ thấp nhất vùng núi cao xuống dưới 0 độ

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (22/01), không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh phía Đông Bắc bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Trên vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trên đất liền: Trong ngày và đêm 22/01, bộ phận không khí lạnh tăng cường mạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 2.

Phía Đông Bắc Bộ trời rét hại; ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ ngày 22/01 trời rét, có nơi rét đậm, đêm 22/01 trời rét đậm, rét hại. Từ đêm 22/01, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời chuyển rét.

Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 7-10 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 2-5 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ. Khu vực Bắc Trung Bộ từ 9-11 độ; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế từ 13-16 độ.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 3.

Biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-6m

Trên biển: ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; sóng biển cao 2,0-4,5m; biển động mạnh. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh lên cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9; sóng biển cao 3,0-6,0m; biển động mạnh.

Từ chiều tối và đêm 22/01, vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và vùng biển phía Đông của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2,0-5,0m, biển động.

Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-5,0m, biển động mạnh.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 4.

Dự báo chi tiết:

Thời điểm dự báo

Khu vực ảnh hưởng

Nhiệt độ thấp nhất (oC)

Nhiệt độ trung bình (oC)

Ngày và đêm 22/01

Phía Đông Bắc Bộ

6-9, vùng núi 2-5, có nơi dưới 0

10-12, vùng núi 7-9

Phía Tây Bắc Bộ

8-11, có nơi dưới 6 độ

13-15

Bắc Trung Bộ

9-11

12-15

Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế

14-17

18-20

Ngày và đêm 23/01

Vùng núi Bắc Bộ

3-6, có nơi dưới 0

8-10

Các nơi khác ở Bắc Bộ

7-10

11-13

Bắc Trung Bộ

10-12

12-14

Từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế

13-16

16-19

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 5.

Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm không khí lạnh

Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới. Trong đợt rét đậm, rét hại diện rộng này vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.

Ngày 22/01, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Từ chiều ngày 22-24/01, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 6.

Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội

Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Rét đậm, rét hại có khả năng ảnh hưởng tới gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 7.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển

Hiện nay (22/01), ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7.

Dự báo diễn biến trong 24h tới

Thời điểm dự báo

Vùng biển ảnh hưởng

Gió mạnh

Độ cao sóng

Cấp gió

(cấp Bô-pho)

Hướng

Độ cao (mét)

Hướng

Ngày và đêm 22/01

Vịnh Bắc Bộ

Mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.

Đông Bắc

2,0-4,0

Đông Bắc

Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa)

Gió mạnh dần lên cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9. Biển động mạnh.

Đông Bắc

3,0-5,0

Đông Bắc

Từ Ninh Thuận đến Cà Mau, giữa Biển Đông, phía Tây của Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa)

Cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động; từ chiều tối 22/01 gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh.

Đông Bắc

2,0-3,5

Đông Bắc

Chiều tối và đêm 22/01

Từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, phía Đông của Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa)

Cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Đông Bắc

2,0-3,0

Đông Bắc

Cảnh báo, ngày và đêm 23/01: Ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và vùng biển phía Đông của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2,0-5,0m; biển động.

Khu vực Bắc Biển Đông và Giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9; sóng biển cao 3,0-6,0m; biển động mạnh.

Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

Dự báo tác động: Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 8.

Chỉ đạo chủ động ứng phó rét đậm, rét hại; gió mạnh trên biển

Để chủ động ứng phó giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp ứng phó.

Thứ nhất, đối với rét đậm, rét hại (các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ): Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến rét đậm, rét hại và tình hình thực tế tại địa phương để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động phòng tránh.

Trong đó tập trung vào các nội dung chính sau: Hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, không dùng bếp than tổ ong sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người; chỉ đạo kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn cho học sinh các trường nội trú.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 9.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu, cây trồng khác.

Thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cảnh báo nguy cơ xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Chủ động tổ chức các đoàn công tác chuyên môn xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh phù hợp, hiệu quả.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 10.

Đối với gió mạnh trên biển (các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang): Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố quan tâm tổ chức thực hiện.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 11.

Lào Cai: Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn số 360/UBND-NLN ngày 19/01/2024 chỉ đạo các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động công tác phòng chống, rét đậm, rét hại, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thời tiết, thiên tai để chỉ đạo các địa phương được phân công phụ trách. 

Trường hợp có thông tin thiệt hại trong sản xuất của các địa phương thành lập tổ công tác đến kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện đồng bộ các biện pháp đã được UBND tỉnh chỉ đạo tại Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 về Ban hành Phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024.

UBND các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến thời tiết, khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tới người dân về diễn biến của thời tiết, khí hậu để chủ động phòng, tránh dịch bệnh, đói, rét cho cây trồng và vật nuôi; tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 23/11/2023 của UBND tỉnh, trong đó:

Chủ động tổ chức các Đoàn công tác xuống hộ gia đình để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nhân dân công tác phòng, chống rét cho người (đặc biệt là người già và trẻ em), cây trồng và vật nuôi phù hợp; Khuyến cáo nhân dân không dùng bếp than, tổ ong sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 12.

Khẩn trương tập trung rà soát, thống kê nắm rõ tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có, dự trữ nguồn thức ăn, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn an toàn cho sản xuất lúa, rau mầu và cây trồng khác.

Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo: Đối với các trường có học sinh bán trú, thầy cô giáo có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, bổ sung chăn, áo ấm cho học sinh; chỗ ngủ đảm bảo kín và ấm áp. Các trường mầm non, tiểu học phải có nước ấm để phục vụ, chăm sóc các cháu; đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày rét đậm, rét hại.

Thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cảnh báo nguy cơ xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Chủ động bố trí nguồn ngân sách dự phòng của địa phương phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho cây trồng, vật nuôi.

Tổ chức trực ban công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đúng quy định, theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của thời tiết, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. 

Khi có thiệt hại về cây trồng, vật nuôi phải thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh 02 lần/ngày (trước 08 giờ và 15 giờ hàng ngày) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; đồng thời thống kê, xác minh đầy đủ diện tích cây trồng, số lượng vật nuôi bị thiệt hại do rét đạm, rét hại (nếu có).

Tin không khí lạnh tăng cường mạnh và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 13.

Các địa phương cần chủ động và sẵn sàng các phương án phòng, chống rét kịp thời.

Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo phòng chống rét đậm, rét hại

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tránh tình trạng để nông dân xuống giống vào thời gian thời tiết rét đậm, rét hại.

Theo báo cáo của Giám đốc Sở NN&PTNT, sản xuất vụ Xuân 2024 đến ngày 22/1/2024, tổng diện tích gieo, cấy lúa toàn tỉnh là 33.459/59.107ha đạt 56,6% kế hoạch (diện tích gieo thẳng 31.778ha, diện tích cấy 1681ha), diện tích mạ 304,75ha.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ sáng nay (22/1), gió Đông Bắc mạnh lên cấp 3, cấp 4; vùng ven biển cấp 4, cấp 5, giật cấp 6 - cấp 7. Từ chiều tối nay (22/1), trời chuyển rét đậm, đêm và sáng 23/1 nhiều nơi chuyển rét hại, trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm vùng đồng bằng ven biển 10 - 12 độ C, vùng núi phía Tây 9 - 11 độ C.

Để bảo vệ an toàn sản xuất, tập trung chăm sóc các đối tượng cây trồng, vật nuôi, xét đề nghị của Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc Sở NN&PTNT, Đài PTTH tỉnh, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh và đề nghị trưởng các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh, Báo Hà Tĩnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ liên quan.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT/Phòng Kinh tế; Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung theo Công điện số 17/CĐ-UBND ngày 27/12/2023 của UBND tỉnh về việc chủ động phòng chống rét đậm, rét hại.

Đối với diện tích lúa đã gieo cấy: thường xuyên kiểm tra, đánh giá, có biện pháp phòng, chống rét cho lúa kịp thời; duy trì mực nước trên mặt ruộng lúa từ 2 - 3 cm, tiến hành dặm tỉa, đảm bảo mật độ phù hợp, không bón đạm cho lúa trong những ngày trời rét dưới 150C, nếu lúa bị chết phải dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm. Số diện tích chưa bắc mạ, gieo thẳng tăng cường kiểm tra, giám sát và chỉ đạo chặt chẽ thời điểm ngâm ủ, né tránh thời điểm xuống giống gặp rét.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, tránh tình trạng để nông dân xuống giống vào thời gian thời tiết rét đậm, rét hại; chủ động và sẵn sàng các phương án phòng, chống rét kịp thời; chuẩn bị đủ mạ và nguồn giống lúa dự phòng đảm bảo chất lượng để chủ động khắc phục khi cần thiết, đảm bảo kế hoạch.

Đối với cây trồng cạn: tiếp tục chỉ đạo nông dân chăm sóc các loại rau màu vụ Đông; thu hoạch kịp thời cây vụ Đông đã đến thời kỳ thu hoạch để đảm bảo năng suất và chất lượng. Tiến hành gieo trồng các loại cây trồng cạn (lạc, ngô, khoai và các loại rau màu) vụ Xuân năm 2024 khi thời tiết thuận lợi, không gieo trồng khi thời tiết còn rét đậm. Tranh thủ đất đủ ẩm, trời ấm để gieo trỉa lạc, kết thúc trong tháng 2/2024.

Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn ngay từ đầu vụ để hạn chế nguồn bệnh; hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời chuột, ruồi đục nõn, rệp xanh, tuyến trùng rễ...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp trên thị trường, kiên quyết không để hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành.

Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng, chống đói rét, đổ ngã cho vật nuôi; nhốt gia súc tại chuồng, không chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp dưới 130C; áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật: chủ động, đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng; củng cố, che chắn, giữ ấm chuồng trại; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, diệt các loại côn trùng... tại khu vực chăn nuôi; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo lực lượng cán bộ kỹ thuật của ngành trực tiếp các địa phương hướng dẫn, chỉ đạo vụ Xuân 2024 đảm bảo lịch thời vụ, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại, phòng chống đói rét cho cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử lý nghiêm theo quy định các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông chuyển tải đến người dân biết và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả.

Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT thường xuyên tuyên truyền và đưa tin về tình hình thời tiết để người dân kịp thời nắm bắt thông tin và chủ động ứng phó, đồng thời tăng cường thời lượng phát sóng về các giải pháp bổ cứu sản xuất vụ Xuân 2024.

Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, bà con nông dân bổ cứu sản xuất vụ Xuân 2024, ứng phó có hiệu quả do thười tiết bất lợi gây ra.

Đề nghị các đồng chí trưởng các đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở của Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp bổ cứu sản xuất vụ Xuân 2024 có hiệu quả./.

Nội dung này, đã nhận được 0 góp ý, hiến kế
Góp ý, hiến kế cho Chính phủ ngay tại đây
Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU, LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU, LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - THÔNG BÁO LỄ VIẾNG, LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TÓM TẮT TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chính sách và cuộc sống

(Chinhphu.vn) - Tóm tắt tiểu sử của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

TOÀN VĂN: Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng

TOÀN VĂN: Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

TOÀN VĂN: Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng

TOÀN VĂN: Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng

Hướng dẫn thực hiện chính sách

(Chinhphu.vn) - Toàn văn Nghị định 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bộ Y tế đề xuất cặp vợ chồng, cá nhân quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh.

Chúng tôi luôn Lắng nghe và phản hồi Chúng tôi
luôn
Lắng nghe
và phản hồi